Marathon gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch?
Từ khi một người chạy đã qua đời vì một cơn đau tim, như trường hợp của Micah True, vận động viên marathon chạy không biết mệt, xảy ra vào tháng Tư năm nay trên con đường mòn vùng hoang dã, nhiều người đã bắt đầu tự hỏi về sự lành mạnh của hoạt động gắng sức kéo dài. Có thể quá trình tập luyện và chạy đua marathon đã làm hư hại trái tim của ông cụ 58 tuổi, Micah True, một nhân vật chính trong cuốn sách “Sinh ra để chạy”? Và ngược lại, việc không tập chạy marathon có giúp ông ấy hay mở rộng hơn là đối với tất cả những vận động viên khác miễn dịch với bệnh tim?
Những câu hỏi đó trở nên quá quên thuộc với bất kỳ nhà khoa học hay bác sĩ làm việc với các vận động viên có sức chịu đựng cao. Theo như một số nghiên cứu được công bố gần đây về các rủi ro của việc chạy marathon, các nhà khoa học cho thấy rằng, trên tất cả, cự li chạy và việc chạy đua rất khó để có thể giết chết bạn trừ những trường hợp rất hiếm hoi.
Mới đây, các nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Y học Thể Thao Hoa Kỳ tháng này, công khai dữ liệu về số lượng tham gia và tử vong trong và ngay sau mỗi cuộc đua marathon nổi tiếng tại Mỹ năm 2000 - 2009. Số lượng xấp xỉ gần đúng.
“Marathon – liên quan đến cái chết không được thông báo”, BS Julius Phạm Cường, chuyên gia về thuốc cấp cứu tại Cơ sở y tế trường ĐH Johns Hopkins, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu đã nói. Bác sĩ không được luật pháp yêu cầu thông báo thông tin về cái chết trong suốt cuộc đua marathon đến các cơ sở y tế địa phương.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu của Johns Hopkins đã thông báo tin tức, một tài liệu rất đáng tin cậy về các trường hợp tử vong, đây thực sự là tin giật gân khi một ai đó chết trong quá trình chạy đua marathon. Nó trở thành tiêu đề trên trang nhất mặt báo và bao trùm ý kiến công chúng về sự an toàn của sự kiện này. “Hàng chục ngàn người hoàn thành cuộc chạy đua, nhưng mọi người nghe chủ yếu về một người chết”, Bác sĩ nói.
Những gì các nhà nghiên cứu nhận thấy là ngay cả khi lượng người tham gia chạy đua marathon tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ khoảng 299.000 người năm 2000 đến hơn 473.000 người trong năm 2009, tỷ lệ tử vong vẫn không thay đổi. Tổng cộng có 28 người chết trong hoặc trong vòng 24h ngay sau khi chạy marathon, hầu hết họ là đàn ông và chủ yếu là từ các vấn đề về tim. (Một vìa trong số ca tử vong là do hạ natri máu, hoặc natri trong máu thấp, uống một lượng quá mức chất lỏng). Những con số này chuyển thành ít hơn một người chết trên 100.000 tay đua.
“Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy, một điều khá rõ ràng là chạy marathon là an toàn cho đại đa số người chạy”, BS. Phạm nói, “và tôi nghi ngờ rằng, đối với nhiều người chạy, hoạt động cứu họ khỏi những cơn đau tim không thể thực hiện được là do lối sống không lành mạnh, ít vận động”.
Một nghiên cứu tương tự như dịch tễ học, Xuất bản vào tháng Giêng trên tạp chí y tế New England, đi đến một kết luận tương tự như báo cáo của BS Phạm. Các nhà nghiên cứu tìm thấy 59 trường hợp tim ngừng đập trong khi chạy được một nửa hoặc một cuôc đua, 51 người là nam giới và 42 người trong số họ bị tử vong. Độ tuổi trung bình của các vận động viên bị ảnh hưởng là 42 tuổi, và đa số là họ đã gần tới đích trong vòng 6 dặm cuối cùng cho cuộc đua marathon trước khi họ ngã xuống.
TS Paul Thompson, Trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện Hartford ở Connecticut (Mỹ), một tác giả nghiên cứu và là một vận động viên marathon lâu năm nói rằng: “Phát hiện này củng cố những gì chúng tôi đã biết được. Bạn có nguy cơ cao hơn so với việc đơn thuần chỉ là ngồi và đi bộ trong cùng thời gian vài giờ đồng hồ nhưng trên tất cả, chạy làm giảm nguy cơ bệnh tim”.
Tuy nhiên, TS Thompson tiếp tục cho biết chạy không hoàn toàn giúp bất cứ ai chống lại bệnh tim. Di truyền học, vi-rút, những thói quen xấu từ chế độ ăn uống có thể làm phát triển các mảng bám trong động mạch hoặc làm tổn thương trái tim như bệnh cơ tim hoặc mở rộng cơ tim, mà chạy không thể ngăn chặn được.
Nếu có bất kì triệu chứng về các vấn đề tim mạch như đau ngực, chóng mặt hay mệt mỏi bất thường, bạn nên tìm đến các bác sĩ. TS Thomspon đồng ý trong nhiều thập kỉ, chạy không có khả năng gây hại cho trái tim của hầu hết mọi người. Mặt khác, ông không nói rằng việc chạy hàng ngàn dặm marathon sẽ cho sức khỏe tốt. TS Thompson chia sẻ ông buộc phải từ bỏ hoạt động chạy bởi một chấn thương nghiêm trọng và việc ông chạy marathon là vì ông yêu chúng, chứ không phải vì mong đợi marathon có thể giúp ông sống mãi mãi. Ông không biết đó có phải là cách sống lành mạnh trong nhiều năm hay không nhưng nó hết sức thú vị và ông sẽ bỏ lỡ rất rât nhiều.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025