Mẹ không có HIV – Con không nhiễm HIV
Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 với chủ đề: “Mẹ không có HIV – Con không nhiễm HIV”, thông qua đó nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện mục tiêu “Giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020”; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm và điều trị dự phòng lây truyền HIV sớm, góp phần đảm bảo những em bé sinh ra được khỏe mạnh.
Theo Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết: Ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 - 40%. Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV không được can thiệp cho thấy, 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.
Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm để có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh
Các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang qua ba giai đoạn cụ thể như sau:
- Lây truyền trong thời kỳ mang thai:
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai chiếm 5-10% số trường hợp. Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai (hay còn gọi là nhau thai) cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần.
Các nhà khoa học đã tìm thấy HIV trong gan, thận, não của bào thai 13 tuần tuổi của người mẹ nhiễm HIV. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các bất thường về tổ chức học, đặc biệt ở não và tuyến hung của các bào thai nhiễm HIV. Ở một số trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV đã có các rối loạn miễn dịch, đặc biệt là sự bất thường về số lượng tế bào CD4 cho thấy có sự lan truyền HIV rất sớm từ mẹ sang con. Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai qua bánh rau.
Bình thường, mặt bánh rau có cấu tạo đặc biệt, bao gồm nhiều “màng ngăn”. Các vách ngăn này có chức năng như các “hàng rào” bảo vệ, chỉ “cho phép” những gì tinh túy nhất của người mẹ như chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể…được đi qua để sang nuôi dưỡng bào thai và không cho vi khuẩn, vi rút…đi sang để gây hại cho thai nhi. Như vậy, thông thường nhờ có bánh rau nên cho dù có nhiễm vi rút ở mẹ thì vi rút cũng bị màng ngăn của rau thai chặn lại và không truyền qua thai được.
Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề như bị nhiễm khuẩn làm tổn hại đến vách ngăn này, hoặc bề dày của bánh rau mỏng đi vào nửa sau thai kỳ, HIV tự do hay nằm trong các tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh rau vào thai nhi. Khoảng 20- 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ trong thời kỳ này được cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng. Đặc biệt là ở giai đoạn mẹ bị sơ nhiễm HIV và giai đoạn người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn cuối (đã chuyển sang AIDS) thì nguy cơ lây truyền HIV sang con qua bánh rau tăng lên vì khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao.
- Lây truyền trong khi sinh: Chiếm 10 - 20% số trường hợp.
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo, nuốt nước ối, vi rút trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV, hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ do ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn,…
Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.
- Lây truyền khi cho con bú: Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi bú khoảng 5-10%, tỷ lệ này tăng lên khi ng¬ười mẹ nhiễm HIV đang ở trong giai đoạn AIDS, giai đoạn cuối của nhiễm HIV.
Biện pháp can thiệp
Hiện nay, nhờ sự phát triển của công tác điều trị, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm đáng kể. Ngay cả khi bố mẹ đều nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh không bị HIV, nếu mẹ được dùng thuốc kháng vi rút (ARV) sớm và tuân thủ việc nuôi con theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Bệnh nhân nhiễm HIV được quản lý tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh chia sẻ: “Phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV cần được điều trị ARV càng sớm càng tốt. Thai phụ sẽ được uống thuốc sớm và tuân thủ điều trị ARV theo nguyên tắc 5Đ (uống thuốc đều, đúng giờ, đúng chỉ định, đúng cách). Khi thai phụ đã uống thuốc đúng, cần xét nghiệm máu từ 3 đến 6 tháng/lần, khi tải lượng vi rút HIV đạt dưới 200 bản sao/ml máu thì nguy cơ lây bệnh sang con sẽ thấp. Thuốc kháng vi rút ARV có tác dụng ngăn sự nhân lên của vi rút HIV và làm giảm số lượng vi rút HIV trong cơ thể người mẹ, góp phần bảo vệ sức khỏe cho mẹ, giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho con. Việc xét nghiệm HIV nên được triển khai sớm ngay trong quý đầu của thai kỳ hoặc lần khám thai đầu tiên”.
Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu: Tại Quảng Ninh, Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được triển khai toàn diện gồm: dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV; can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai; các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ, điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh, cụ thể như: truyền thông cho nam và nữ từ 15 đến 49 tuổi; tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV/AIDS; tư vấn xét nghiệm HIV, giới thiệu chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp. Với những phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn sinh con sẽ được tư vấn chăm sóc thai nghén, xét nghiệm và dùng thuốc kháng vi rút ARV, can thiệp để sinh đẻ an toàn. Trẻ mới sinh cũng được uống thuốc ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ. Trẻ được chuyển tiếp đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, thực hiện xét nghiệm PCR sớm phát hiện tình trạng nhiễm HIV và được cấp sữa ăn thay thế đến hết 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, chồng và bạn tình của thai phụ đều được tư vấn xét nghiệm chuyển tiếp đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp,…
Có thể nói những hiệu quả của các biện pháp can thiệp, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã làm thay đổi rất lớn quan điểm về mang thai và sinh sản ở phụ nữ nhiễm HIV so với thời kỳ đầu đại dịch HIV mới xuất hiện. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao hơn nữa, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình, tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trên cơ sở giảm dần, tiến đến xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025