Men vi sinh khác gì men tiêu hóa?
Thưa PGS, hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có mắc nhiều không? Và biểu hiện dưới dạng bệnh lý nào là phổ biến?
Thực tế ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ thì hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến là nôn chớ, đau bụng và rối loạn phân. Còn nếu nói về bệnh này của trẻ em thì cũng có những bệnh giống như người lớn, tuy nhiên số lượng ít hơn và loại bệnh về tiêu hóa mà trẻ hay gặp nhiều nhất chính là bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy đơn giản chỉ là chế độ ăn không thích hợp. Hay cũng có thể một số bệnh do vi khuẩn, vi-rút gây ra như rotavirus, adenovirus.
Hoặc nguyên nhân khác cũng có thể do thời tiết gây ra như vào mùa hè, đầu đông trẻ em hay bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, những trẻ em có khi những bệnh lý khác mà lại biểu hiện bằng rối loạn phân, chẳng hạn như bệnh viêm phổi…
Hiện nay với bệnh rối loạn tiêu hóa, trong kê đơn của bác sĩ thường có men vi sinh hoặc men tiêu hóa hay kê cả hai loại. Vậy vai trò của hai loại men này như thế nào thưa bác sĩ?
Men vi sinh và men tiêu hóa hoàn toàn khác nhau. Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong ruột già của chúng ta bình thường khỏe mạnh sẽ có chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ ruột già. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết.
Còn men tiêu hóa khác ở chỗ, nó là men (enzim) do cơ thể tiết ra để tiêu hoá thức ăn (cắt nhỏ thức ăn nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu). Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Trong thực tế hai sản phẩm này có sự hỗ trợ trong điều trị tiêu hóa khác nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp bác sĩ dùng cả hai thứ men vi sinh và men tiêu hóa một lúc nếu thấy người bệnh thiếu cả hai.
Theo PGS thì việc dùng men vi sinh thường xuyên có tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ không?
Trong các thực phẩm hiện nay, đối với trẻ em, nhất là những trẻ nhỏ khi hệ vi sinh nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung của trẻ còn non nớt thì việc bổ sung các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa là cần thiết và nó giúp cho quá trình vận chuyển chất ở ruột được tốt hơn, giúp quá trình hấp thu, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bởi men vi sinh có một đặc điểm là chỉ vào đến ruột mới bắt đầu phát triển và phát huy tác dụng. Đường ruột khoẻ mạnh là đường ruột có hệ vi sinh vật ở mức cân bằng, tuy nhiên do nhiều yếu tố như thức ăn, kháng sinh...khiến vi khuẩn có lợi bị thiếu hụt, vì vậy bổ sung men vi sinh để lập lại sự̣ cân bằng hệ vi sinh đường ruột là rất cần thiết. Giúp trẻ hết rối loạn tiêu hoá và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Theo bà, men vi sinh có cần phải kê toa và tư vấn của bác sĩ khi dùng cho trẻ em?
Tất nhiên nó không gây nên những nguy hiểm gì đặc biệt nếu dùng quá nhiều vì bản chất của nó là những vi khuẩn có lợi, cái gì thừa trong quá trình tiêu hóa thì nó sẽ tự đào thải. Song tôi nghĩ, thực ra men vi sinh dành cho trẻ cũng nên được hướng dẫn bởi thầy thuốc. Tôi đã có dịp tham gia viết cuốn sách: sinh trưởng ở người Việt Nam do GS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm, thấy quá trình phát triển hệ tiêu hóa của trẻ em là khi mới đẻ ra nó chưa hoàn chỉnh cả về mặt giải phẫu (ống tiêu hóa, tư thế của dạ dày nhiều khi thẳng chứ không phải là hình chữ Z như người lớn). Đấy là lý do trẻ hay nôn chớ.
Vì thế ngay cả men tiêu hóa hoặc các tuyến tiêu hóa bài tiết ra các enzim tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nó sẽ phát triển dần trong thời gian 1-2-3 tuổi rồi lớn lên mới hoàn chỉnh. Chính vì vậy không thể phủ nhận được vai trò của men vi sinh đối với sức khoẻ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Trong thời gian qua, bà đã gặp những trường hợp nào là hệ lụy của việc cha mẹ tự ý dùng các sản phẩm có nguồn gốc hoặc triết xuất từ thảo dược dùng để kích thích con ăn ngủ ngon, hết nóng người, mồ hôi trộm…?
Tôi đã gặp một số trường hợp dùng các loại thuốc của ông lang và một số thuốc quảng cáo có thể giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, chữa được hết nóng người và mồ hôi trộm … trên TV. Hệ quả, có trường hợp phải cấp cứu sau dùng do bị dị ứng, có trường hợp bị viêm gan cấp. Bởi hầu hết các loại thuốc nào khi vào cơ thể cũng phải qua đường tiêu hóa. Đây là cửa ngõ của dinh dưỡng và cũng là cửa ngõ xâm nhập của các vi khuẩn, virus và chất độc hóa học. Vì vậy, khi dùng thuốc cần lưu ý thuốc đó giúp gì cho cơ thể, nó đào thải trong bao lâu.
Gan là cơ quan chống độc, vừa giúp cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nhưng đồng thời chuyển các chất độc ra ngoài. Khi lượng đó vào quá nhiều thì gan không thể đào thải được, lúc đó gan, thận, đường ruột sẽ là những cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản