Mẹo tránh xa các bệnh tiêu hoá ngày hè
Theo tổ chức Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA), mỗi năm, hàng triệu người bị ngộ độc thực phẩm và số lượng này gia tăng mỗi năm vào mùa nóng khi hàng triệu người thích thú thưởng thức bữa tối ngoài trời.
“Đó là bởi các vi khuẩn đặc biệt phát triển nhanh ở nhiệt độ cao, điều này có nghĩa rằng các thực phẩm sẽ bị nhiễm độc nhanh chóng, BS Kevin Hargin”, trưởng nhóm kiểm soát bệnh do thực phẩm ở FSA giải thích.
Những chuyên gia thực phẩm hàng đầu sẽ bày bạn cách tránh mắc phải các bệnh liên quan đến tiêu hoá trong mùa hè này.
Khi đi picnic
Tránh xa món bò tái
Đừng ăn thịt bò tái bởi vi khuẩn, vi rút có thể sống ở bề mặt và có thể lan vào sâu trong thịt khi bạn dùng xiên để lật thịt. Và xúc xích cũng vậy.
“Cách tốt nhất để kiểm tra xem thịt chín chưa là dùng thiết bị đo nhiệt độ thịt. Bên trong thịt cần đạt ít nhất 72oC.
Nếu bạn không có thiết bị đo nhiệt độ thịt thì có thể quan sát nước thịt chảy ra. Cắt giữa miếng thịt để xem nó còn màu hồng không. Nếu có thì bạn cần nấu tiếp đến khi thịt chín hẳn.
Làm sạch vỉ nướng
Những tấm sắt dùng nước thực phẩm thường được xem là an toàn do chúng được đặt trên lửa nóng nhưng thực tế chúng rất bẩn và hoàn toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
BS Lisa Ackerley, một chuyên gia sức khỏe, cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng E.coli có thể sống sót 28 ngày trên các bề mặt thanh thép vì vậy hãy giữ chúng sạch sẽ”.
Luôn làm chín gà trước khi nướng
Vi khuẩn salmonella thường có trong thịt lợn, trứng, sữa chưa thanh tiệt trùng, thịt và nước và có thể gây ngộ độc. Trong đó thịt gà là môi trường sống ưa thích của loại vi khuẩn này”, BS Hargin.
Do đó, tốt nhất trước khi nướng gà, bạn nên cho thịt gà vào lò để nước thịt chảy hết (thời gian bỏ lò là khoảng 20 phút với nhiệt độ 180 độ C)
Đừng ngồi bệt lên cỏ
Những bãi cỏ xanh trông thật mời gọi nhưng những khu vực công cộng như thế này thường ẩn chứa rất nhiều vi trùng gây hại mà có thể rơi ra từ động vật hay có sẵn trong đất.
Vi khuẩn Toxoplasmosis hiếm khi gây triệu chứng cho sức khỏe nhưng trong 1 số trường họp chúng có thể gây chứng sưng nề, đặc biệt là ở họng hay cẳng tay. Những biểu hiện này giống như triệu chứng cúm.
Vi khuẩn Campylobacter gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất, dẫn đến mệt mỏi, tiêu chảy và những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe
“Tôi không muốn nói rằng đừng ai ngồi xuống đất nhưng tốt hơn là hãy trải một thứ gì đó trước khi ngồi xuống vì lý do vệ sinh”, chuyên gia Oxford nói.
Khi ở trong bếp
Kem đã chảy không cho vào tủ lạnh
“Kem cần được ăn ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh và nếu nó đã bị chảy thì một là bạn ăn luôn còn không thì hãy bỏ đi bởi môi trường đường sữa rất lý tưởng cho vi trùng phát triển. Và khi bạn đặt kem đã chảy vào tủ lạnh vi khuẩn sẽ kịp sinh sôi trước khi ngủ đông và gây hại cho bạn khi bạn ăn chúng”, GS Oxford nói.
Không để sữa bên cánh tủ lạnh
Tốt nhất không nên để sữa ở cánh tủ lạnh, đặc biệt khi thời tiết nóng.
Tủ lạnh thường làm hạ nhiệt thực phẩm nhanh chóng xuống 1,6-5 độ C nhưng thực phẩm để ở cánh tủ sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với không khí nóng khi mở tủ lạnh vì vậy sữa sẽ dễ bị hỏng trước khi hết hạn sử dụng.
Giặt khăn bếp với nước nóng
Các miếng bọt biển trong bếp thông thường chứa tới 10 triệu vi khuẩn trên mỗi 2,5cm2, bẩn gấp 200 ngàn lần so với bệt trong toilet.
Theo BS Ackerley, trong khăn bếp có chứa hàng tỉ vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy nặng.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025