Mệt mỏi thật sự hay lười biếng?
1. Bạn đã ăn những gì?
Bạn nghĩ rằng một tách cà phê thêm đường vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo? Ngược lại, nó có thể gây phản tác dụng khiến bạn mệt mỏi hơn bởi lượng đường trong máu đang “dao động" dữ dội.
Do đó, hãy phục vụ dạ dày bằng các loại trái cây, rau và protein. “Hầu hết mọi người cảm thấy ít mệt mỏi hơn nếu như họ có một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, trọng lượng cơ thể vừa phải bởi béo phì là nguyên nhân không nhỏ khiến cho bạn mệt mỏi suốt ngày”, bác sĩ trường đại học y Hoa Kỳ - J. Fred Ralston nói.
2. Bạn đã ngủ bao nhiêu?
Bạn có ngủ đủ giấc không? Nếu không, hãy tránh cà phê và rượu trong vài giờ trước khi đi ngủ, tắt tivi trước khi ngủ và giữ cho phòng ngủ thật yên tĩnh và thư thái.
3. Bạn đã tập thể dục như thế nào?
Đây là hoạt động rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Hãy rũ bỏ mệt mỏi bằng những bài tập thể dục thường xuyên và hoàn thành nó ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ, bạn sẽ có một thời gian thư giãn tuyệt vời.
Nếu bạn nghĩ rằng tập thể dục chỉ làm cho bạn mệt thêm thì đó là sai lầm. Tập thể dục giống như bạn đang “nuôi dưỡng” năng lượng trong cơ thể vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen tập thể dục thường xuyên ít bị ốm và mệt hơn nhiều so với người không tập. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vận động nhiều sẽ giúp bạn có nguồn năng lượng dồi dào và tinh thần sáng khoái hơn.
Thời gian được khuyến cáo: 40 phút mỗi lần tập và ít nhất 4 lần/ tuần. Cố gắng tập đều đặn, chỉ sau một tháng bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt và duy trì từ 3 đến 6 tháng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều bởi hiệu quả của nó.
Nếu tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc vẫn còn khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức thì cần tìm hiểu thêm những nguyên nhân khác và đi khám sức khỏe. Mệt mỏi “mãn tính” có thể liên quan tới một số bệnh như sau:
4. Thiếu máu
“Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến của sự mệt mỏi và rất đơn giản để kiểm tra bằng cách làm xét nghiệm máu”, giáo sư Sandra Fryhofer tại Đại học Y Emory nói. “Đó là vấn đề đặc biệt đối với phụ nữ, nhất là những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rong kinh”. Bạn có thể khắc phục tình trạng thiếu máu với một chế độ ăn uống giàu chất sắt như thịt và rau có màu xanh đậm hoặc bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu sắt mãn tính.
5. Thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng như kali: Bạn có thể kiểm tra bằng xét nghiệm máu.
6. Vấn đề về tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp có thể gây ra mệt mỏi, khó chịu trong người. Xét nghiệm máu để đánh giá hormon gây kích thích tuyến giáp và đánh giá chức năng tuyến giáp của bạn.
7. Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát luôn cảm thấy tâm trạng không tốt. Nếu bạn cảm thấy mệt, mắt mờ, đi tiểu nhiều lần, tốt nhất nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết trong cơ thể.
8. Trầm cảm: Nếu cảm xúc của bạn luôn ở trong tình trạng tồi tệ cộng thêm việc chán ăn thì rất có thể bạn bị trầm cảm. Đừng thu hẹp cuộc sống chỉ một mình, hãy đến bác sĩ hoặc nhà tâm lý để bắt đầu trở lại cuộc sống tươi đẹp đang chờ đón bạn.
9. Vấn đề về giấc ngủ. Nếu bạn cảm thấy không bao giờ được nghỉ ngơi và chẳng có vẻ gì là khắc phục được điều đó thì hãy nghiên cứu về giấc ngủ của bạn, đặc biệt nếu như bạn mắc bệnh ngáy. Ngáy có thể là một phần của bệnh tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, khi đó bạn sẽ bị ngưng thở trong một thời gian ngắn nhưng nhiều lần trong đêm. Hãy đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị cho bệnh này.
10. Bệnh tim chưa được chẩn đoán
Mệt mỏi có thể là đấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập thể dục hoặc bạn cảm thấy tệ hơn khi tập, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu có bất kì nghi ngờ nào cần đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán bệnh được sớm.
Hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản như giấc ngủ, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của bạn. Rất đơn giản khi sửa chữa thói quen để thu lại sự khỏe khoắn, tươi trẻ và yêu đời.
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
- Gặp mặt cán bộ làm công tác Y học Lao động qua các thời kỳ
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI