Mối liên quan giữa Zika và tật đầu nhỏ được phát hiện như thế nào?

Đó là một ngày chủ nhật ở thành phố Recife, nhưng một nhóm các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nhi khoa và thần kinh học vẫn đang làm việc miệt mài, chen chúc trong một căn phòng đằng sau Bệnh viện Oswaldo Cruz. Họ đang cùng cộng tác trong báo cáo nghiên cứu về vụ dịch mà họ đã giúp làm sáng tỏ: sự gia tăng bí ẩn số trường hợp tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể liên quan với vi rút Zika.
Nhóm gồm những bác sĩ từ các bệnh viện trên toàn thành phố, bao gồm TS Vanessa Van Der Linden, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, người đã gióng lên tiếng chuông báo động sớm về Zika. Tháng Tám năm 2015, TS Van der Linden đã gặp một bệnh nhi bị tật đầu nhỏ nặng. Người mẹ nhớ rằng trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cô đã bị phát ban, nhưng không có gì nghiêm trọng lắm.
Tuy nhiên, khi TS Van Der Linden tiến hành chụp não thường qui để xác định nguyên nhân của tật đầu nhỏ ở bệnh nhi, những “nghi phạm” thông thường như rubella hoặc toxoplasma đã được loại trừ. Hình ảnh vôi hóa trong não trông rất khác với những trường hợp tật đầu nhỏ khác mà cô từng gặp.
Một hôm, vào cuối ca làm việc trong bệnh viện, TS Van der Linden gặp ba trường hợp đầu nhỏ chỉ trong một ngày. "Điều này không bình thường", cô giải thích.
"Đôi khi ba hoặc bốn tháng chúng tôi không gặp một ca tật đầu nhỏ nào, vì thế chuyện này rất kỳ lạ."
Trong những tuần sau đó, cô tiếp tục gặp thêm những trường hợp khác, và TS Van der Linden bắt đầu cảnh báo các đồng nghiệp về một điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra.
Mẹ cô, bà Ana, một bác sĩ làm việc tại một trung tâm y tế khác ở Recife, đã gọi cho con gái và kể rằng đã gặp bảy em bé bị tật đầu nhỏ trong một ngày – và một số bà mẹ cũng kể là bị phát ban khi bắt đầu mang thai.
Tháng Mười, TS. Van Der Linden đã đến gặp phòng y tế bang để báo động cho các cơ quan chức năng Brazil về sự tăng vọt rõ ràng các ca tật đầu nhỏ - và chụp não cho thấy nguyên nhân có thể là do một tác nhân gây bệnh mới. Cũng trong tháng đó, Bộ Y tế Brazil tổng kết số liệu giấy khai sinh và xác nhận rằng trong thực tế có sự gia tăng các trường hợp tật đầu nhỏ ở vùng đông bắc Brazil. Bộ cũng mở sổ đăng ký tật đầu nhỏ cho các bác sĩ và bệnh viện để báo cáo các trường hợp mới gặp.
Có một số gợi ý từ mô tả của các bà mẹ rằng nhiễm trùng có thể liên quan với chikungunya hay vi rút Zika, hai bệnh do muỗi truyền lưu hành trong vùng này.
Nhưng chikungunya được loại trừ vì nó là một bệnh nặng và đau hơn nhiều, và không phù hợp với những gì các bà mẹ mô tả. Vào thời điểm đó, thành phố Recife đã phát động việc nghiên cứu về vi rút, và tăng cường công tác phòng chống muỗi do sự bùng nổ bệnh sốt xuất huyết, hơn 1,5 triệu ca bệnh xuất huyết đã được báo cáo ở Brazil trong năm 2015. Riêng ở Recife, số ca sốt xuất huyết tăng 800% trong năm 2015 so với năm 2014, nhưng nhiều trường hợp trong số này hóa ra lại là nhiễm Zika.
Thành phố Recife đã báo cáo khoảng 300 trường hợp tật đầu nhỏ vào tháng Mười năm 2015. Bản thân TS Van Der Linden đã gặp khoảng 80 trường hợp. Trước đó vào tháng Giêng, Bộ Y tế Brazil đã báo cáo khoảng 4.180 trường hợp tật đầu nhỏ trong cả nước, nhưng con số thực sự có thể thấp hơn nhiều, vì một số ca bệnh được báo cáo có thể do các yếu tố không liên quan. Ví dụ, các bệnh khác hoặc những bất thường về di truyền. Những trường hợp được xác nhận cả tật đầu nhỏ và nhiễm Zika ở mẹ vẫn ít gặp, và các nhà khoa học chưa chắc chắn về mối liên quan giữa hai tình trạng này.
Bệnh viện Oswaldo Cruz ở Recife đã trở thành tâm điểm của những lo ngại về dịch Zika. Tính trung bình hiện mỗi ngày bệnh viện gặp khoảng 10 em bé bị tật đầu nhỏ. Một trong những phần khó nhất khi làm việc với mẹ của những em bé bị ảnh hưởng là các bác sĩ không biết chắc đứa trẻ sẽ tiến triển như thế nào, và nhiều em đã có những biến chứng rất khác nhau. Theo TS Van Der Liden, một số em gặp vấn đề về mắt, một số thường xuyên gào khóc, còn một số khác bị co giật”. Họ hỏi tôi rằng con họ sẽ như thế nào trong một hoặc hai năm tới? Rất khó nói vì tổn thương ở não là rất nghiêm trọng, nhưng chúng tôi không thể đưa ra dự đoán cho tương lai của các em”.
Vẫn còn khó để khẳng định Zika là nguyên nhân của sự gia tăng đột biến các trường hợp đầu nhỏ. Các nhà khoa học chỉ có thể chứng minh sự có mặt của vi rút ở một người khi nó đang diễn ra, khoảng 5-7 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện. "Hầu hết các em bé mà chúng tôi gặp đều không có chất liệu di truyền của vi rút khi xét nghiệm," BS Schuler-Faccini cho biết. "Suy luận của chúng tôi hình thành từ tiền sử người mẹ bị nhiễm trùng hoặc bị một cái gì đó giống với nhiễm Zika như sốt không quá cao, phát ban và đau ở các khớp." Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp phụ nữ mang thai với đứa con bị tật đầu nhỏ đã làm xét nghiệm trước sinh xác định chất liệu di truyền của vi rút trong nước ối.
TS Van Der Linden cho biết số các ca bệnh đầu nhỏ mới mà cô gặp đã giảm trong những tháng gần đây. Nhưng chưa rõ liệu thành phố này và cả nước Brazil nói chung có chứng kiến một sự tăng vọt nữa hay không, vì những người phụ nữ có thể đã bị nhiễm Zika sẽ tiếp tục sinh con trong những tháng tới.
Giờ đây, các bác sĩ ở thành phố Recife đang tiếp tục hợp tác khi gặp những trường hợp mới và theo dõi các gia đình. " Điều quan trọng là thế giới cần biết về điều này, " một bác sĩ nói. " Chúng tôi có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, nhưng điều tốt là chúng tôi luôn giữ đúng cam kết của mình. Hãy nhớ rằng Brazil không chỉ có những cầu thủ bóng đá”.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)