Mối nguy tiềm ẩn kích hoạt dịch bệnh mới nổi
Dịch cúm H7N9
Virus cúm gia cầm H7N9 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 2013, khi hai công dân Trung Quốc tử vong sau khi tiếp xúc với căn bệnh này. Kể từ năm 2013, Trung Quốc chứng kiến sự bùng phát hàng năm và đến nay đã có 5 lần phát dịch. Lần phát dịch thứ năm, bắt đầu vào tháng 10/2016 là tồi tệ nhất, thiệt hại gấp 4 lần, bao phủ khu vực địa lý rộng hơn tất cả các lần trước gộp lại. Tỷ lệ tử vong do cúm H7N9 được xác nhận vào khoảng 40%. Tính đến ngày 25/10/2017, đã có tổng cộng 1.622 trường hợp mắc H7N9 được xác nhận, 619 ca tử vong.
H7N9 được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xếp vào chủng cúm có khả năng gây đại dịch lớn nhất. Cho đến nay, nhiễm H7N9 ở người chủ yếu là do gia cầm sống ở Trung Quốc. Dựa trên các đột biến mạnh mẽ ở H7N9 trong những năm gần đây, các nhà khoa học dự đoán, làn sóng virus tiếp theo có thể rất dễ lây lan từ người sang người, và như vậy nguy cơ tử vong hàng loạt rất cao. Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin hiệu quả cho các chủng H7N9 mới nhất.
Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có trường hợp cúm gia cầm H7N9 nào được phát hiện trên người hay trên gia cầm. Đối với những trường hợp nhiễm cúm gia cầm nặng, đặc biệt là khi người bệnh không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến tử vong. Cho đến nay, có rất ít trường hợp những người bị nhiễm cúm H7N9, có triệu chứng giống cúm tự phục hồi mà không cần sự chăm sóc y tế.
Du lịch tăng trưởng cũng là một mối nguy tiềm ẩn làm bùng phát dịch bệnh mới nổi.
Thảm họa từ chính các nghiên cứu khoa học
Năm 2014, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại virus rất giống với virus gây bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là di truyền ngược. Đây là sản phẩm của Đại học Wisconsin - Madison (Hoa Kỳ). Virus này được tạo ra từ mảnh của các chủng cúm gia cầm hoang dã. Các nhà khoa học đã biến đổi virus để phát tán trong không khí, một đặc điểm của những căn bệnh nguy hiểm nhất.
Các nhà khoa học ủng hộ nghiên cứu cho rằng tái tạo virus nguy hiểm là một phần thiết yếu để hiểu được rủi ro mà nó gây ra cho con người nhưng nhiều nhà khoa học lại phản đối các thí nghiệm này, cho rằng hành động trên vô tình làm hồi sinh virus đã gây tai họa cho nhân loại. Ngay cả trong các phòng thí nghiệm bảo mật cao nhất, tạo ra mầm bệnh nguy hiểm nhất cũng được xem là đầy rủi ro. Một giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard, Hoa Kỳ cảnh báo, nếu một loại virus nguy hiểm thoát ra hoặc được cố tình phát tán từ phòng thí nghiệm, thì mối nguy hiểm khó có thể lường hết, một đại dịch thảm khốc chắc chắn sẽ xảy ra.
Đột biến cúm không hề dừng lại
Sở dĩ virus cúm được coi là thủ phạm có khả năng gây ra đại dịch tiếp theo là do khó dự đoán và lập kế hoạch. Hiện tại, hình thức bảo vệ tốt nhất là tiêm phòng cúm theo mùa, nhưng cách làm này vẫn chưa thật đáng tin cậy. Các nhà khoa học tạo ra vắc-xin hàng năm trước khi bắt đầu mùa cúm dựa trên các phỏng đoán về các chủng cúm sẽ diễn ra nên chuẩn bị vắc-xin phù hợp. Hiệu quả của việc tiêm phòng cúm thay đổi theo năm.
Chỉ một vài chủng virus cúm lưu hành trên toàn thế giới, nhưng người ta tin rằng có hàng chục loại khác tồn tại. Mỗi chủng đột biến hàng năm và mức độ đột biến là một yếu tố chính tạo ra mức độ nguy hiểm của virus. Một số đột biến cúm xuất hiện rất nhẹ, chỉ cần một sự khác biệt rất nhỏ cũng đủ để bệnh cúm gây khó khăn cho hệ thống miễn dịch khi nhận dạng ra nó. Đây chính là mối quan tâm của những nhà bào chế vắc-xin theo mùa, nếu dự đoán chính xác thì hiệu quả vắc-xin càng cao. Gần đây, cúm trải qua những đột biến nhanh và mạnh khiến nó nổi lên như một loại virus mới hoàn toàn, như đột biến virut gây ra bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một ví dụ.
Làn sóng du lịch tăng nhanh
Du lịch tăng nhanh không khác gì tăng trưởng kinh tế quá nóng, ngoài cái được, mặt trái ít được quan tâm và chính con người phải trả giá. Bởi vậy gọi du lịch tăng trưởng nhanh tạo ra một đại dịch mới cho nhân loại không hề sai. Mọi người có thể đi du lịch trên toàn cầu trong một ngày. Điều này có nghĩa, bệnh tật có thể lây lan nhanh chóng, khiến mọi người có nguy cơ mắc các bệnh hoàn toàn mới hoặc các chủng bệnh mới nổi. Môi chất mang bệnh chính là du khách, họ vô tình đưa vi khuẩn hoặc virus vào khu vực mà dân cư dân địa phương chưa được chẩn bị kỹ năng để xử lý. Ví dụ, dịch Ebola bùng phát năm 2014 là một ví dụ, nó gây ra nhiều ca tử vong ở Tây Phi, nơi xưa nay chưa hề biết virus Ebola là gì. Các hệ thống y tế chưa được chuẩn bị khiến người dân ở đây không quen với việc điều trị bệnh, người dân không có khả năng miễn dịch hoặc dung nạp tự nhiên trước khi tiếp xúc với virus.
Ngoài ra, khách du lịch thường sống trong môi trường có sẵn các mầm bệnh dễ lây lan như máy bay hay ăn nghỉ trong khách sạn. Ví dụ, vào đầu đợt dịch SARS năm 2003, một bác sĩ người Trung Quốc bị nhiễm bệnh tại một khách sạn ở Hồng Kông trước khi đổ bệnh và tử vong. Bệnh lây sang những người khác ở cùng khách sạn, sau đó họ lên máy bay và mang mầm bệnh đến các nước khác. Chỉ trong vòng 5 tháng kể từ khi vị bác sĩ Trung Quốc đến khách sạn Hồng Kông, SARS đã lây nhiễm hơn 8.000 người ở hơn 30 quốc gia khác nhau, với 774 trường hợp đã tử vong.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.