Một người từ vùng dịch Ebola về tự nguyện nhập viện cách ly
Tiến sỹ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, anh P.T.H (29 tuổi) trú ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, là lao động xuất khẩu ở Liberia.
Cách đây khoảng 20 ngày, anh P.T.H cùng một nhóm người Việt Nam gồm 20 người nghe tin dịch bệnh Ebola xuất hiện ở nước này nên đã xin nghỉ việc và cùng ở một khu nhà trọ để chờ tới ngày trở về nước.
Ngày 17/8, đoàn từ thủ đô Monrovia (Liberia) bắt đầu về nước và quá cảnh qua Ghana, Hà Lan và Thái Lan. Đến khoảng 16 giờ ngày 19/8 đoàn trở về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại ga quốc tế đến cửa Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, qua máy đo thân nhiệt đều không phát hiện trường hợp nào trong đoàn có dấu hiệu sốt. Tuy nhiên, qua kiểm tra, lực lượng an ninh cửa khẩu phát hiện nhóm này xuất phát từ vùng có dịch bệnh Ebola nên đã yêu cầu phối hợp với bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh để lấy lời khai y tế.
Khi cán bộ kiểm dịch lấy lời khai y tế và thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Ebola, mức độ nguy hiểm… thì anh P.T.H cho biết mới uống thuốc hạ sốt trước khi lên máy bay ở Bangkok (Thái Lan) bởi trước đó (ngày 15/8) bị sốt, đau họng và đã uống thuốc kháng sinh.
Ngay sau đó, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế yêu cầu anh P.T.H vào khu vực cách ly ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau vài giờ cách ly và qua ba lần kiểm tra, anh P.T.H đều không có dấu hiệu của sốt hay các triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh do virus Ebola nên ngành y tế thành phố đã cho anh P.T.H về nhà và yêu cầu anh trở lại kiểm tra nếu có triệu chứng đau cơ, sốt…
Tuy nhiên, mặc dù không bị cách ly, nhưng anh P.T.H không trở về nhà ngay mà thuê một phòng trọ để ở.
Đến khoảng 17 giờ 30 phút ngày 20/8, anh P.T.H đã tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới yêu cầu được cách ly vì lo lắng có khả năng mắc bệnh do virus Ebola và sẽ làm lây lan cho người nhà và cộng đồng.
Tại đây, anh P.T.H được cách ly hoàn toàn như một trường hợp nghi mắc bệnh do virus Ebola.
Bác sỹ Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ khi nhập viện cách ly đến nay, anh P.T.H không có dấu hiệu của sốt và tình trạng sức khỏe, sinh hoạt bình thường.
Hiện bệnh viện đang xin ý kiến của Bộ Y tế cho xuất viện và tiếp tục theo dõi ở địa phương nơi anh P.T.H cư trú.
Như vậy, tính đến thời điểm này đã có ba trường hợp người đi về từ vùng dịch phải cách ly để kiểm tra, trong đó có hai người quốc tịch Nigeria (đã được xuất viện).
Hiện nay, việc giám sát dịch bệnh do virus Ebola thông qua máy đo thân nhiệt ở các cửa khẩu quốc tế chỉ là biện pháp tương đối do một số trường hợp bị sốt, để tránh bị giám sát tại các cửa khẩu quốc tế đã uống thuốc hạ sốt trước đó thì máy đo thân nhiệt sẽ không thể phát hiện được.
Theo tiến sỹ Nguyễn Vũ Thượng, liên quan đến giám sát dịch bệnh Ebola, quan trọng nhất vẫn là giám sát các trường hợp có yếu tố dịch tễ đi về từ vùng dịch và tiếp tục theo dõi 21 ngày tại địa phương.
Bên cạnh đó, phải thông tin cho những người này hiểu rõ về mức độ nguy hiểm, cơ chế lây lan, các triệu chứng… để bảo vệ những người xung quanh.
Qua đợt giám sát các trường hợp đi từ vùng dịch trở về địa phương vừa qua cho thấy, người dân đều tích cực hợp tác với lực lượng chức năng trong việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này./.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.