Một số nước châu Âu có thể quay lại 'kỷ nguyên đen tối' của bệnh sởi
Y tá chuẩn bị vắcxin sởi, quai bị và rubella. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 29/8 cho hay 4 nước châu Âu gồm Anh, Hy Lạp, Cộng hòa Séc và Albania không còn được công nhận là những quốc gia xóa sổ bệnh sởi thành công trong bối cảnh các ca nhiễm sởi gia tăng chóng mặt tại những nước này và châu Âu.
Ông Gunter Pfaff, người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra khu vực châu Âu về việc xóa sổ bệnh sởi và Rubella của WHO, bày tỏ quan ngại trước tình trạng lây nhiễm bệnh sởi xuất hiện trở lại và nhấn mạnh cả người lớn lẫn trẻ em sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, thậm chí có thể tử vong, nếu việc tiêm chủng mở rộng không được tiến hành nghiêm túc tại từng cộng đồng dân cư.
Theo thống kê của WHO, có 89.994 ca mắc bệnh sởi được ghi nhận tại 48 nước châu Âu trong nửa đầu năm 2019, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái và thậm chí cao hơn cả 84.462 trường hợp mắc bệnh này trong cả năm 2018.
Dựa trên dữ liệu của năm 2018, WHO cho rằng các nước Anh, Hy Lạp, Cộng hòa Séc và Albania đã không còn được coi là những quốc gia xóa sổ bệnh sởi thành công.
Quy chế này chỉ được công nhận khi một nước không ghi nhận trường hợp lây nhiễm sởi nào trong 12 tháng trở lên tại một vùng nhất định.
Trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, nước Anh đã ghi nhận lần lượt 953 và 489 bệnh nhân mắc sởi, trong khi đó, con số này ở Hy Lạp là 2.193 và 28 trường hợp.
Tại Albania, đã có 1.466 người mắc bệnh trong năm 2018 và có thêm 475 trường hợp tương tự trong 6 tháng đầu năm 2019, còn Cộng hòa Séc lần lượt là 217 và 569 người.
Giám đốc cơ quan tiêm chủng của WHO, bà Kate O'Brien cho biết các quốc gia trên là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao song điều quan trọng không phải là tỷ lệ cao mà là hoạt động tiêm chủng phải được bao phủ đồng đều, đến từng cộng đồng, từng gia đình và từng đứa trẻ.
WHO cho biết đã có 35 trong tổng số 53 quốc gia tại châu Âu tuyên bố xóa sổ thành công bệnh sởi trong năm 2018, thấp hơn so với con số 37 nước hồi năm 2017. Có 12 quốc gia châu Âu tuyên bố có dịch sởi, trong đó có Pháp và Đức, riêng Đức đã ra quy định bắt buộc phải tiêm phòng sởi kể từ tháng 3/2020.
Theo thống kê của WHO, bệnh nhân dưới 19 tuổi chiếm tới 60% ca mắc bệnh sởi tại châu Âu trong nửa đầu năm 2019.
Cũng trong khoảng thời gian này, 78% bệnh nhân mắc sởi tập trung chủ yếu tại một số quốc gia châu Âu như Ukraine, Kazakhstan, hay Nga, trong đó trường hợp mắc bệnh tại Ukraine đã chiếm 60%.
Tính trên phạm vi toàn cầu, có 364.808 ca mắc bệnh sởi trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến 31/7 năm nay, gấp ba lần con số 129.239 ca của bảy tháng đầu năm ngoái. Cộng hòa dân chủ Congo, Madagascar và Ukraine là những nơi có nhiều bệnh nhân sởi nhất. Bệnh sởi cũng tấn công nước Mỹ với số người mắc bệnh cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Tiêm vắcxin phòng bệnh sởi cho trẻ em ở Lviv, Ukraine ngày 21/2/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
WHO cho biết điều đặc biệt đáng lo ngại cứ 10 ca mắc bệnh thì có tới 9 ca không được thống kê vì vậy con số thực tế có thể là khoảng 6,7 triệu người tử vong trên thế giới vì bệnh sởi mỗi năm.
WHO cho rằng những nguyên nhân khiến nhiều người trên thế giới không được tiêm phòng sởi là do cản trở trong việc tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe có chất lượng hoặc dịch vụ tiêm phòng, hay do sự xuất hiện của cái gọi là "phong trào chống vắcxin" do có ý kiến lo ngại rằng vắcxin tiêm phòng các bệnh sởi, quai bị và rubella gây ra rủi ro mắc chứng tự kỷ ở trẻ em.
Hoạt động tiêm chủng không bao phủ đồng đều giữa các cộng đồng, các vùng địa lý và các nhóm đã khiến cho dịch sởi phát triển mạnh ngay cả tại những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Theo WHO, việc tiêm phòng sởi giúp giảm hơn 20 triệu ca tử vong trên toàn thế giới từ năm 2000 đến năm 2016. /.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025