9/4/2020 | 4:45:49 PM

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19?

Một số loại virus trở nên yếu hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào những tháng mùa hè. Không ít nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? - 1

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khả năng lây lan của một số loại virus trở nên yếu hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào những tháng mùa hè. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Cách lập luật chung của các nghiên cứu này là: Virus SARS-CoV-2 lây lan thông qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh, nên khi độ ẩm không khí cao các giọt bắn này không thể bay xa được (Khi trong không khí có chứa nhiều hơi nước, các giọt bắn sẽ bị va chạm nhiều hơn với phân tử nước và ngăn cản chúng bay xa. Không khí ẩm cũng có thể xem là một loại lá chắn giọt bắn chứa virus). Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng khiến con người ít ở trong những khoảng không gian kín và đông đúc hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? - 2

Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở thời điểm hiện tại, một báo cáo đánh giá về dịch Covid-19 dựa trên các nghiên cứu trước đó, được gửi về Nhà Trắng đã nhấn mạnh: “Sau khi đánh giá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, chúng tôi cho rằng, không nên kỳ vọng vào việc thời tiết mùa hè có thể ức chế sự lây lan của dịch Covid-19”

Báo cáo cũng lưu ý, dịch bệnh này có thể được kiểm soát thông qua giãn cách xã hội hoặc các biện pháp chống dịch khác nhưng lại có quá ít bằng chứng cho thấy rằng, chúng ta có thể đặt niềm tin vào mặt trời và độ ẩm.

Trên thực tế, ngay chính những quốc gia đang ở trong kiểu thời tiết mùa hè như Úc hay Iran, cũng đang ghi nhận sự lây lan đáng báo động của virus SARS-CoV-2. Do đó, báo cáo này nhấn mạnh rằng, hiện tượng giảm số ca bệnh khi độ ẩm và nhiệt độ tăng cao là dữ kiện không đáng tin cậy.

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? - 3

Quan điểm trên cũng được sự đồng thuật của nhiều chuyên gia. Nhà miễn dịch học Kristian Andersen (California, Mỹ) bày tỏ quan điểm: “Dựa trên những dữ liệu sẵn có, tôi tin rằng, đại dịch này gần như không bị ảnh hưởng bởi mùa hè, và chúng ta nên cẩn thận để không xây dựng những chính sách, biện pháp chống dịch dựa trên niềm hy vọng này. Tốc độ lây lan của dịch bệnh cũng có thể sẽ chậm lại khi mùa hè bắt đầu, nhưng chúng ta cần phải cẩn thận, không nên nới lỏng các giải pháp chống dịch vì sự thay đổi thời tiết này”.

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? - 4

Đối với dịch Covid-19, hành vi của mỗi người sẽ là yếu tố quan trọng nhất. TS David Relman, chuyên gia về tương tác vật chủ - ký sinh tại Đại học Stanford nhận định rằng, nếu tải lượng virus trong giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi đủ lớn, đồng thời khoảng cách với những người xung quanh là đủ gần thì nhiệt độ và độ ẩm gần như không có ý nghĩa”.

Đại dịch không giống như các dịch bệnh theo mùa, đây là kết luận được các nhà khoa học từ Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa kỳ đưa ra, sau khi tiến hành phân tích lịch sử của đại dịch cúm. “Trong hơn 250 năm trở lại đây, thế giới đã xảy ra 10 đại dịch cúm. Trong đó, 2 đại dịch xảy ra vào mùa đông, 3 đại dịch vào mùa xuân, 2 đại dịch vào mùa hè và 3 đại dịch và mùa thu. Tất cả 10 đại dịch này đều có đỉnh dịch lần thứ hai xảy ra vào thời điểm 6 tháng sau khi dịch bắt đầu bùng phát, và không phụ thuộc vào thời điểm nó bắt đầu là mùa nào trong năm”.

Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? - 5

Một số lượng nhỏ các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng, nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm suy yếu khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, theo Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, những nghiên cứu này đều có giới hạn nhất định. Do đó, các kết quả được chỉ ra không có được độ tin cậy cao.

Cơ quan khoa học này cũng lưu ý thêm: “Mặc một số báo cáo đã cho thấy tốc độ phát triển của đại dịch cao hơn ở khí hậu lạnh. Tuy nhiên, đây đều là những công trình quy mô nhỏ và có nhiều giới hạn, điển hình như nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ MIT đã phát hiện ở vùng có khí hậu nóng có ít ca mắc Covid-19 hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả lại không đưa ra được một kết luận rõ ràng, chắc chắn về cơ chế dẫn đến hiện tượng này”.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814