Mưa lũ, cảnh giác với viêm gan E
Viêm gan virut E là một bệnh thường tự giới hạn và khỏi trong vòng 4-6 tuần. Đôi khi bệnh phát triển thành ác tính khiến bệnh nhân suy gan cấp có thể dẫn đến tử vong.
Dễ gặp trong mưa lũ
Virut viêm gan E lây truyền chủ yếu qua đường phân-miệng do ô nhiễm phân của nước uống, do đó, khi môi trường xung quanh chúng ta không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong và sau mưa lũ thì khả năng mắc bệnh viêm gan E của người dân sống trong các vùng đó rất dễ dàng xảy ra.
Các đường lây khác của HEV đã được xác định, bao gồm: Truyền từ thực phẩm do ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm bệnh; Truyền từ các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh; Truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai nghén. Mặc dù con người được xem là vật chủ tự nhiên của virut viêm gan E, kháng thể chống lại virut viêm gan E hoặc các virut có liên quan chặt chẽ cũng đã được phát hiện ở các loài linh trưởng và một số loài động vật khác.
Viêm gan E là một bệnh lây truyền theo đường nước, các nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm có liên quan đến các đợt dịch lớn. Bệnh xuất hiện theo chu kỳ khoảng từ 5-10 năm, thường có một vụ dịch tại một địa phương nào đó. Nguyên nhân là virut viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virut viêm gan A, E. Virut viêm gan E được đưa đến nhiều vùng dọc theo triền sông.
Những con đường lây nhiễm của virut viêm gan E. |
Từ nước, virut bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ mắc bệnh. Việc ăn các hải sản có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín cũng đã được xác định là nguồn gốc của các trường hợp nhiễm HEV lẻ tẻ trong vùng dịch lưu hành.
Các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm viêm gan E có liên quan đến sự kém vệ sinh trong những khu vực rộng lớn có sự phát tán virut viêm gan E có trong phân.
Tuy nhiên, virut viêm gan E có nhược điểm là sức đề kháng rất kém khi ra bên ngoài môi trường, chỉ cần đun sôi trong vòng từ 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh.
Khó nhận biết
Thời kỳ ủ bệnh sau khi phơi nhiễm với virut viêm gan E là khoảng 3-8 tuần, trung bình là 40 ngày. Các giai đoạn của thời gian lây nhiễm là không rõ ràng.
Virut viêm gan E gây viêm gan cấp một cách rời rạc và thành dịch. Sự nhiễm HEV có triệu chứng thường gặp nhất ở người trẻ tuổi từ 15-40. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng thường gặp dễ bị nhiễm HEV, hầu như không có triệu chứng hoặc bệnh chỉ rất nhẹ, không có vàng da nên rất khó chẩn đoán.
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm gan E gồm: vàng da (vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu); người bệnh ăn không ngon, chán ăn. Gan to, ấn đau, bệnh nhân thường than phiền đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn và sốt. Những triệu chứng này thường nhầm lẫn sang các bệnh thông thường khác. Và đặc biệt, những triệu chứng của viêm gan virut E rất khó phân biệt với giai đoạn cấp của các viêm gan do virut khác và thường kéo dài trong 1-2 tuần.
Ở một số trường hợp viêm gan E cấp tính có thể dẫn đến viêm gan tối cấp (suy gan cấp) và có thể gây tử vong. Viêm gan tối cấp thường hay xảy ra hơn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Viêm gan virut E mạn hiếm gặp và thường hay gặp ở những người bị kìm hãm miễn dịch, đặc biệt là hay gặp ở bệnh nhân được ghép tạng. Đôi khi viêm gan E mạn có thể gây xơ hóa hoặc xơ gan, theo nghiên cứu, khoảng 10% các trường hợp bệnh viêm gan E chuyển diễn tiến sang xơ gan.
Cần chủ động phòng bệnh
Chủ động phòng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại nhiễm HEV. Ở mức độ quốc gia, nguy cơ lây nhiễm HEV có thể được làm giảm bằng cách: Duy trì tiêu chuẩn chất lượng cho các nguồn nước công cộng. Cần xử lý hệ thống nguồn nước thích hợp để loại bỏ các chất thải vệ sinh.
Đối với vệ sinh cá nhân, cần duy trì thói quen vệ sinh như rửa tay với nước sạch, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn; Tránh nước hoặc nước đá mà chưa biết độ sạch là một biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ nhiễm HEV.
Cần vệ sinh môi trường thật tốt, đặc biệt là trước, trong và sau mưa lũ; Cần có biện pháp quản lý phân và chất thải sau mưa lũ, đặc biệt các vùng triền sông hay có lũ, lụt. Bên cạnh đó, xử lý nguồn nước cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn nước là ổ chứa vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virut viêm gan A và E. Vì vậy, sau lũ lụt cũng như định kỳ cần thau rửa đồ dùng sinh hoạt, đồ vật đựng nước cũng như giếng khơi. Các nguồn nước ứ đọng như ao, hồ, cống rãnh cần được khơi thông. Cần có biện pháp khử khuẩn bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế); Không nên rửa rau, thực phẩm ở các sông, suối, ao, hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi, kể cả nước đá mà nguồn nước dùng chưa tiệt khuẩn.
Đối với người đã mắc bệnh, ngoài việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng. Ăn giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật. Tăng cường hoa quả tươi. Không rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh