Mỹ có vũ khí “tối mật” chống lại bệnh chết người Ebola?
BS Kent Brantly có thể được cứu sống nhờ huyết thanh đặc biệt
Những người đang theo dõi tình hình dịch Ebola ở Tây Phi đang bắt đầu quen thuộc với loại huyết thanh thử nghiệm “tối mật” đã được dùng cho hai bệnh nhân người Mỹ đầu tiên - BS Kent Brantly và người đồng sự, Nancy Writebol. Khi ngày càng có nhiều báo cáo về sự hồi phục “kỳ diệu” của Brantly và sự cải thiện ổn định của Writebol, thế giới đang muốn biết loại huyết thanh bí ẩn này là gì và liệu nó có phải là phương thuốc chữa khỏi bệnh mà chúng ta đang chờ đợi hay không.
“3 lọ huyết thanh tối mật đã được đưa đến Liberia vào tuần trước trong một nỗ lực cuối cùng để cứu hai nhân viên công vụ người Mỹ là Brantly và Writebol”, TS. Sanjay Gupta, cộng tác viên y tế chính của CNN giải thích. Hiệu quả của huyết thanh đối với Brantly được thấy rõ trong vòng vài giờ sau khi dùng.
Tờ The Atlantic kể rằng một trong những bác sĩ đanglàm việc tại Bệnh viện trường Đại học Emory, nơi Brantly đang được điều trị, đã mô tả tác dụng của huyết thanh là “kì diệu” và Brantly hiện đã “bình phục gần như hoàn toàn.” Tình trạng của Writebol cũng được cải thiện sau khi điều trị, mặc dù không ấn tượng như Brantly.
Thứ huyết thanh bí ẩn có khả năng cứu sống cả hai nhà khoa học và đang làm dấy lên vô số những lời đồn đoán được biết tới với tên gọi ZMapp. Cho đến nay người ta mới chỉ biết rằng: Brantly và Writebol là những người đầu tiên được dùng huyết thanh thử nghiệm này. Nó đã được thử trên 8 con khỉ.
Trong các thử nghiệm trên động vật, tất cả những con khỉ được dùng huyết thanh trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với Ebola đều còn sống. Những con được dùng sau khoảng thời gian “cửa sổ” 2 ngày này đều không qua khỏi. Tuy nhiên, cả Brantly và Writebol đều được dùng thuốc khi đã quá 48 giờ và có vẻ vẫn hiệu quả tốt.
Về mặt khoa học, không có gì là đột phá với ZMapp. Đây là một kháng thể đơn dòng, một biện pháp chữa bệnh thông thường vẫn đang được các nhà khoa học sử dụng. Kháng thể đơn dòng được tạo ra khi các nhà khoa học gây nhiễm bệnh cho động vật, sau đó thu lấy kháng thể mà con vật tạo ra để chống lại bệnh, rồi tiêm kháng thể đó cho người.
Không may là một thứ thuốc chữa khỏi Ebola vẫn còn khá xa vời, và tại thời điểm này, việc kiềm chế vi rút có lẽ dễ dàng hơn là chữa khỏi nó. Tuy nhiên, Cục Phòng chống hiểm họa quốc phòng của quân đội Mỹ đã có một động thái đầy hứa hẹn khi phê duyệt ngân sách bổ sung cho Mapp Biopharmaceutical, nơi chế tạo ra ZMapp. Mặc dù phần lớn các thuốc đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều năm trước khi được phê duyệt, song Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ có thể cho phép thuốc này bỏ qua giai đoạn thử nghiệm thông thường.
Tại sao phải sau cái chết của 887 người Phi thì ZMapp mới được đưa ra là vấn đề đang gây tranh cãi. CÁc chuyên gia giải thích rằng sự thiế tích cực trong việc phát triển các thuốc điều trị Ebola là do vi rút này trước đây khá hiếm gặp, cộng với mối lo ngại là một thuốc như vậy sẽ không mang lại lợi nhuận đủ cho các công ty dược.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.