Mỹ: Năm bệnh chết người hơn Ebola
Hơn 100 người Mỹ ở Dallas có thể đã phơi nhiễm với chủng vi rút Ebola chết người hiện đang hoành hành khắp tây Phi, sau khi ca bệnh đầu tiên trên đất Mỹ được chẩn đoán vào tuần trước.
Chủng vi rút này đã giết chết hơn 3.000 người ở tây Phi và có tỷ lệ tử vong khoảng 55%.
Tỷ lệ này không cao bằng một số vi rút khác, có thể gây tử vong tới 90% - thực ra, chủng vi rút này có thể lây lan hơn những chủng khác một phần là vì bệnh nhân mang vi rút trong thời gian lâu hơn trước khi họ khỏi bệnh hoặc chết - nhưng về mặt thống kê thì sau khi nhiễm nạn nhân dễ chết hơn là khỏi.
Tuy nhiên, Ebola “còn khuya” mới là căn bệnh gây chết người nhất từng tấn công nước Mỹ, so với 5 bệnh dưới đây:
Viêm não màng não do amip
Một bệnh hiếm nhưng tỷ lệ tử vong cao do hệ thần kinh trung ương bị nhiễm một loại a míp sống trong nước ngọt, ấm và tù đọng, bao gồm bể bơi và ao hồ. Chỉ có 5 người từng được cứu sống khỏi căn bệnh này – tương đương với tỷ lệ tử vong 97%.
Bệnh xảy ra khi nước bẩn thâm nhập sâu vào trong các xoang. Trong vài ngày đầu tiên bệnh gây ra rất ít triệu chứng ngoài “điếc” mũi (mất cảm giác về mùi), nhưng phần lớn nạn nhân chết trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm.
Khoảng 60 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo ở Mỹ từ năm 1975, mặc dù trong lịch sử y học có chưa đến 300 trường hợp được ghi nhận trên khắp thế giới.
Tin tốt duy nhất là a míp này cực kỳ nhạy cảm với chlorine, vì thế sẽ an toàn nếu bơi ở những bể bơi được khử trùng đúng cách.
Bệnh dại
Bệnh dại vẫn lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới trừ Nhật, một số vùng ở tây Âu và châu Đại dương, và Nam cực, giết chết 55.000 người mỗi năm.
Truyền qua vết cắn hoặc vết cào của động vật nhiễm vi rút, bệnh dại gần như luôn gây chết người một khi triệu chứng đã diễn ra, thường là từ 1 – 3 tháng sau khi nhiễm.
Trong thập kỷ qua mỗi năm nước Mỹ ghi nhận từ 1 – 8 ca bệnh dại, nhiều người trong số này bị nhiễm ở nước ngoài trước khi về nhà.
Tuy nhiên, nhiều động vật ở Mỹ có thể gây bệnh dại, bao gồm dơi, chồn hôi, gấu trúc, cáo, chó sói và thậm chí cả chuột trũi.
Bệnh than
Bệnh than đã từng giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vắc xin do Louis Pasteur sáng chế đã giải quyết phần lớn tình trạng này. Căn bệnh – thường do động vật chăn thả tự do bị nhiễm bào tử vi khuẩn trong đất – hiện rất hiếm gặp trên động vật nuôi và trên người.
Thể bệnh nguy hiểm nhất – bệnh than ở phổi – còn được gọi là “bệnh của thợ len” do nguy cơ hít phải bào tử than ở những người làm nghề len. Nếu không điều trị, chỉ có khoảng 10 - 15% bệnh nhân bị bệnh than thể phổi thoát khỏi tử thần.
Trường hợp tử vong cuối cùng do bệnh than thể phổi tự nhiên của Mỹ xảy ra ở California năm 1976, khi một thợ dệt tại nhà bị chết sau khi tiếp xúc với len nhiễm khuẩn nhập từ Pakistan.
Mặc dù vậy, người ta vẫn rất lo ngại rằng vi khuẩn này có thể bị dùng làm vũ khí sinh học trong những cuộc tấn công khủng bố, như đã xảy ra năm 2001, khi các phong bì chứa bào tử than được gửi tới nhiều cơ quan báo chí và hai nghị sĩ Mỹ đảng Dân chủ, khiến 5 người chết và 17 người khác bị bệnh.
Bệnh dịch hạch
Chắc ai cũng nhớ tới bệnh này từ những bài học lịch sử - “Cái chết đen” thế kỷ 14 là 1 trong 3 đại dịch của bệnh dịch hạch trên toàn cầu, giết chết tổng cộng 200 triệu người.
Tuy nhiên hiện bệnh vẫn lưu hành, thậm chí ở cả những nước phát triển – từ năm 1990-2005, tổng cộng có 107 trường hợp bệnh dịch hạch được báo cáo ở Mỹ.
Tử vong do dịch hạch thể phổi lên tới 100% nếu không điều trị, trong khi một số chủng dịch hạch thể hạch gây chết khoảng 70%.
HIV/AIDS
Nghiên cứu mới hồi tuần trước đã tuyên bố ca bệnh HIV/AIDS đầu tiên có lẽ đã xảy ra ở Kinshasa, Cộng hòa dân chủ Công gô từ những năm 1920. Kể từ đó vi rút đã lan khắp thế giới, khiến cho khoảng 75 triệu người nhiễm bệnh và giết chết 36 triệu người trong số đó.
Rất khó xác định tỷ lệ tử vong chính xác là bao nhiêu vì thuốc điều trị rất khác nhau trên khắp thế giới và vẫn đang không ngừng phát triển, trong khi nhiều người bệnh chỉ ra đi sau nhiều năm hoặc thậm chí nhiều chục năm sau khi nhiễm do các bệnh liên quan đến HIV.
Tuy nhiên, Sổ tay Phòng chống bệnh truyền nhiễm của Mỹ đưa ra con số tỷ lệ tử vong ở người không được điều trị tại một nước phát triển là 80 – 90% trong vòng 5 năm đầu.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
- Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh