Nắm bắt nhu cầu năng lượng để giúp trẻ phát triển tốt\
Đặc biệt ở trẻ em, năng lượng còn được biết đến là điều kiện rất cần cho sự tăng trưởng, gồm có hai thành phần: 1) năng lượng được sử dụng để tổng hợp các mô sinh trưởng và 2) năng lượng gửi vào các mô, về cơ bản các thành phần này là chất béo và protein, vì hàm lượng carbohydrate ở dạng này là không đáng kể. Vì vậy để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ đặc biệt trẻ càng nhỏ thì yêu cầu tỷ lệ chất đạm (đặc biệt là đạm động vật) và chất béo càng cao trong khẩu phần.
Đơn vị đo năng lượng thường dùng ở Việt nam là kilocalorie (kcal), hay calorie (1 kcal = 1.000 cal), được gọi tắt là “calo”; ngoài ra có thể dùng đơn vị kilojoule (kJ) hoặc megajoule (1 MJ = 1.000 kJ), 4,18 kilojoules tương đương với 1 kcal.
Khác với người trưởng thành, dinh dưỡng trẻ em cần có sự cân bằng giữa năng lượng cao và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy cần thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với kiểm soát cân nặng, kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Sự cân bằng giữa hai yếu tố này thay đổi từ hàm lượng chất béo rất cao của giai đoạn sơ sinh đến ít chất béo, nhiều chất xơ của chế độ dinh dưỡng ở tuổi trưởng thành. Chế độ ăn uống cho trẻ em nên tập trung vào nguồn thức ăn tươi tự nhiên để cung cấp năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn kiêng hay các loại thực phẩm nhiều gia vị chua cay mặn có khẩu vị mạnh cần tránh cho trẻ dùng. Cần khuyến khích cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu một thái độ tích cực và tự nguyện theo một thói quen ăn uống lành mạnh.
Sau đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp với các lứa tuổi và đặc điểm phát triển của trẻ:
1. Giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi
Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Từ tháng thứ 7 đến 24 tháng vì cơ thể đang phát triển nhanh chóng và do đặc điểm hiếu động và tiêu hao năng lượng nhiều hơn hơn các lứa tuổi khác nên trẻ có yêu cầu năng lượng rất cao. Do đó, lứa tuổi này cần được cung cấp các loại thực phẩm cao năng lượng (cũng như giàu các vitamin và khoáng chất nữa). Nhưng phải lưu ý rằng, dạ dày của trẻ chưa đủ lớn để có thể chứa được nhiều thức ăn nên cần cho trẻ ăn ít một và nhiều bữa trong ngày.
Trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nên chuyển đổi từ chế độ ăn uống có năng lượng rất cao của giai đoạn sơ sinh (với khoảng 50 % tổng năng lượng đến từ chất béo) sang chế độ ăn uống cho trẻ năm tuổi, khi đó hàm lượng chất béo cần phải điều chỉnh thấp đi trong khẩu phần (nhưng vẫn còn khoảng 35 % năng lượng từ chất béo).
Tóm lại giai đoạn dưới 5 tuổi, một chế độ ăn uống ít chất béo và nhiều chất xơ sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển khỏe mạnh nên gia đình rất cần lưu ý và khéo léo cho trẻ tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng vì sở thích ăn uống thường được thiết lập từ giai đoạn rất sớm của cuộc đời.
2. Giai đoạn tuổi học đường (từ 6 tuổi trở lên)
Các yêu cầu năng lượng của tuổi học đường vẫn còn cao vì trẻ tiếp tục phát triển và vẫn có xu hướng ưa hoạt động thể lực. Vì vậy, cần tiếp tục hướng trẻ tới chế độ ăn uống lành mạnh của người trưởng thành, nhưng vẫn cần tập trung vào các thực phẩm có năng lượng cao và giàu dinh dưỡng. Sự thay đổi trong chế độ ăn của trẻ tuổi học đường nên chuyển đổi dần dần với sự gia tăng dần chất xơ, giảm dần chất béo và tăng chất bột đường. Lưu ý lứa tuổi mới đi học (trẻ từ 4-6 tuổi) sẽ vẫn cần các bữa ăn nhỏ và nhiều bữa hơn trong ngày vì dạ dày trẻ chưa đủ lớn để ăn được các bữa ăn với số lượng thực phẩm nhiều như người trưởng thành.
Các mức khuyến nghị về nhu cầu năng lượng cho trẻ em từ khi sinh đến 9 tuổi không phân biệt giới được ghi trong bảng sau:
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản