“Nấm đen” khiến người bệnh hoại tử xương, tử vong có gì bí ấn?
Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc vừa diễn ra tại TP.HCM. Theo PGS.BS Đỗ Duy Cường, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, hai ca tử vong đều bị đái tháo đường, từng mắc Covid-19, nhập viện khi mặt sưng đau, mất thị lực, hoại tử xoang hàm.
Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân nhiễm nấm Mucormycosis hay còn gọi là bệnh nấm đen.
Nấm đen là bệnh gì?
Theo PGS. Đỗ Duy Cường, Mucormycosis là bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, hiếm gặp, do nấm mốc Mucormycetes gây ra. Nấm này sống trong khắp môi trường như đất, không khí, các chất hữu cơ thối rữa như lá, phân trộn, gỗ mục nát…
Nấm xâm nhập vào cơ thể khi hít phải bào tử nấm hoặc qua vết cắt, trầy xước trên da. Nấm đen thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, dùng corticoid, người bệnh ung thư, cấy ghép tạng, ghép tế bào gốc, quá tải sắt...
Nấm Mucormycetes gây ra bệnh "Nấm đen". Ảnh: Shutterstock.
Thực tế, nấm Mucormycosis không có màu đen. Nấm xâm nhập vào các mạch máu, làm ảnh hưởng tuần hoàn đến cơ quan ngoại biên, tạo ra các mô chết hay hoại tử. Da, niêm mạc, các mô hoại tử chuyển thành màu đen có thể là nguyên nhân của tên gọi bệnh nấm đen.
Mucormycosis không lây lan từ người sang người, nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử và dùng thuốc kháng nấm amphotericin B. Tỷ lệ nhiễm Mucormycosis trên thế giới dao động từ 0,005 đến 17/1.000.000 dân.
Các dạng lâm sàng của nấm đen
PGS. Đỗ Duy Cường cho hay, có 5 dạng lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm Mucormycosis.
Thứ nhất, nhiễm trùng xoang và não, đây là tổn thương nghiêm trọng nhất. Phổ biến ở người đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Bệnh nhân bị sốt, viêm loét hoặc hoại tử mũi, sưng mắt hoặc sưng mặt, giảm thị lực hoặc mù.
Thứ hai, viêm phổi, triệu chứng sốt và ho ra máu, tổn thương đặc trưng là nhồi máu và hoại tử, gây áp-xe phổi.
Thứ ba, nhiễm trùng đường tiêu hóa, gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh và nhẹ cân, người dùng kháng sinh, phẫu thuật hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Thứ tư, nhiễm trùng da và niêm mạc, gây hoại tử đen, lan rộng và sâu ở các mô.
Thứ năm, nhiễm Mucormycosis lan tỏa, thường gặp ở não, lách, tim và da.
Dịch bệnh nấm đen kinh hoàng ở Ấn Độ
Ấn Độ là nước có tỷ lệ nhiễm Mucormycosis cao gấp 80 lần so với các quốc gia khác. Năm 2021, Ấn Độ từng báo cáo hơn 9.000 ca nấm đen. Bệnh thường xảy ra từ 12-18 ngày sau khi khỏi Covid-19. Có khoảng 80% bệnh nhân cần phẫu thuật, nếu xâm lấn vào não, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%.
Các bệnh nhân nhiễm Mucormycosis tại Ấn Độ có đặc điểm: 78% là nam giới, 80% có bệnh tiểu đường không kiểm soát, 76% bệnh nhân từng mắc Covid-19. Tỷ lệ tử vong trên 30%.
Thời điểm tháng 5/2021, số người nhiễm nấm Mucormycosis tăng vọt, thuốc amphotericin-B trị nấm tại Ấn Độ thiếu đến khủng hoảng. Bác sĩ phải cắt giảm liều lượng thuốc của người này để san sẻ cho người bệnh khác.
Đầu tháng 6/2021, nước láng giềng Nepal của Ấn Độ cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm nấm Mucormycosis. Đây là bệnh nhân nam, 65 tuổi, được chẩn đoán viêm thùy thái dương. Tuy nhiên, người này không mắc Covid-19.
Bệnh nhân hoại tử xương tại Việt Nam nhiễm loại nấm nào?
3 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được xác định nhiễm nấm đen Mucormycosis. Hiện chỉ còn 1 phụ nữ đang điều trị, 2 người đàn ông đã tử vong.
Các bệnh nhân từng mắc Covid-19, bị hoại tử xương hàm nặng nề tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trong khi đó, chùm 11 ca hoại tử xương hàm mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy lại không tìm thấy nấm này. Một số ca bị nhiễm nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Điều kiện thuận lợi cho 2 loại nấm này xâm nhập là người dùng corticoid kéo dài, người suy giảm miễn dịch (như bệnh nhân đái tháo đường)…
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, môi trường xung quanh có nhiều nấm, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nấm sẽ tấn công.
"Việt Nam hiện có đầy đủ các loại thuốc kháng nấm đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân phải điều trị từ 2-3 tuần với kháng nấm truyền tĩnh mạch. Sau đó, điều trị hỗ trợ, duy trì kháng nấm dạng uống từ 3-6 tháng, tùy tình trạng bệnh nhân", bác sĩ Hùng chia sẻ.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.