Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở ngành Y
Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) hội chẩn trực tuyến với Viện Tim mạch Quốc gia. |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I có quy mô 1.000 giường bệnh, với 863 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 241 bác sĩ (77 bác sĩ được đào tạo sau đại học). Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên y tế luôn được Bệnh viện quan tâm. Bệnh viện giao lãnh đạo khoa và các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trực tiếp giảng dạy, chỉ bảo cho đội ngũ y, bác sĩ trẻ từ lý thuyết cho đến thực hành, sát sao theo dõi, kiểm tra tay nghề chuyên môn trong suốt quá trình làm việc. Bệnh viện còn mời các giáo sư, bác sĩ đầu ngành tuyến trung ương trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao các kỹ thuật. Bệnh viện khuyến khích các y, bác sĩ học tập sau đại học; đào tạo trực tuyến thông qua hệ thống Telemedicine và các thiết bị CNTT khác; đào tạo tại nước ngoài và mời các chuyên gia đầu ngành nước ngoài về để đào tạo cho cán bộ, nhân viên y tế đơn vị.
Nhờ đó, đến nay Bệnh viện đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật của bệnh viện hạng I, với trên 15.000 kỹ thuật, trong đó có trên 1.700 kỹ thuật tuyến trung ương. Bệnh viện có nhiều y, bác sĩ giỏi, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho đơn vị nói riêng, ngành Y tế tỉnh nói chung. Tiêu biểu như bác sĩ Phạm Việt Hùng, Trưởng Khoa Ngoại, có 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa, gan, mật, tiết niệu, ung bướu, lồng ngực và tim mạch; bác sĩ Trần Quang Định, Phó trưởng Khoa Tim mạch, kiêm phụ trách Trung tâm Phẫu thuật và Can thiệp tim mạch, làm chủ nhiều kỹ thuật can thiệp tim mạch chuyên sâu; bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, làm chủ hầu hết các kỹ thuật cấp cứu cũng như bệnh lý về cột sống và sọ não...
Bác sĩ Trần Quang Định, Phó trưởng Khoa Tim mạch kiêm phụ trách Trung tâm Phẫu thuật và Can thiệp tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), thăm, khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Khoa. |
Năm 2018 là năm đánh dấu những bước đột phá về thành tựu y khoa của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy. Bệnh viện đã đưa vào hoạt động hệ thống phòng mổ thông minh dưới sự hỗ trợ của thiết bị định vị Navigation và CT di động. Nhờ đó, các ca phẫu thuật thần kinh sọ não và cột sống được tiến hành an toàn, hiệu quả, hạn chế biến chứng trong, sau mổ. Một số công nghệ cao được ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho công tác khám, chẩn đoán, điều trị bệnh, như: Kính vi phẫu 3D trong phẫu thuật nội soi; ứng dụng vi sóng trong điều trị u gan, u tuyến giáp... Đặc biệt là các y, bác sĩ của Bệnh viện được đào tạo để tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, như phẫu thuật thoát vị đĩa đệm qua nội soi, nội soi ống mềm tán sỏi đài bể thận, phẫu thuật cắt khối tá tụy, tim phổi nhân tạo, y học hạt nhân... Bác sĩ CKII Lê Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: Đơn vị luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các y, bác sĩ trong việc làm chủ và triển khai nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu của tuyến trung ương, khai thác hiệu quả những trang thiết bị được đầu tư. Qua đó giúp người dân không phải mất nhiều chi phí khám chữa bệnh, tăng cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại
địa phương.
Không chỉ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên y tế luôn được các bệnh viện, trung tâm y tế thuộc ngành Y tế tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằm phát triển được các kỹ thuật mới, chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của người dân.
Một ca phẫu thuật tại phòng mổ thông minh, Bệnh viện Bãi Cháy. |
Đạt được kết quả này, ngành Y tế tỉnh đã thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo, tranh thủ tối đa các nguồn lực, hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Từ năm 2013 đến nay, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh chú trọng đào tạo theo hình thức hợp đồng chuyển giao kỹ thuật chuyên môn theo ê kíp giữa các đơn vị tuyến tỉnh với bệnh viện tuyến trung ương. Nhờ đó ngành Y tế tỉnh đã nhanh chóng triển khai được hàng nghìn kỹ thuật mới, chuyên sâu ngay tại tỉnh ngang tầm với bệnh viện tuyến trung ương. Các đơn vị y tế còn cử cán bộ đào tạo tập trung sau đại học tại các trường đại học chuyên ngành có uy tín; tổ chức liên kết với các trường, cử cán bộ giảng viên về đào tạo tại chỗ theo hình thức vừa làm vừa học; cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo ngắn hạn; tổ chức các lớp đào tạo lại...
Ngành Y tế tỉnh cũng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến huyện, tuyến xã, nhân viên y tế thôn bản, nhằm nâng cao năng lực của hệ thống y tế. Cùng với đào tạo trong nước, ngành đã chủ động liên kết đào tạo cho hàng trăm lượt cán bộ trẻ ở nước ngoài, như tại Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Pháp, Nhật Bản..., nhằm tiếp cận với các nền khoa học tiên tiến của thế giới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Cùng với phát triển kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị, ngành Y tế tỉnh luôn quan tâm đầu tư trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ nhân viên y tế. Hiện ngành Y tế tỉnh có trên 5.500 cán bộ, nhân viên y tế; trong đó có 27 tiến sĩ và bác sĩ CKII, 353 thạc sĩ và bác sĩ CKI, 633 bác sĩ..., với trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao.
Người bệnh được khám, điều trị tại Trung tâm ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy |
Năm 2019, bên cạnh đào tạo chuyên môn, ngành Y tế tỉnh tiếp tục tập đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ về: Xây dựng kế hoạch; phòng bệnh, khám chữa bệnh; tài chính, tài sản, trang thiết bị; ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế..., nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)