Nâng cao năng lực cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh
Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh được huy động nhanh chóng cứu sống người bệnh trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại khu vực cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long) ngày 27/7. |
Khẩn cấp cứu người
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 5 trường hợp gặp nạn trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại khu vực cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long) ngày 27/7. Xác định đây là trường hợp khẩn cấp, kíp trực cấp cứu do bác sĩ CKII Nguyễn Huy Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện đã lập tức kích hoạt quy trình “Báo động đỏ” toàn viện và nhanh chóng chỉ đạo tập trung mọi lực lượng cứu sống người bệnh.
Các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao, là trưởng, phó các khoa Ngoại, Chấn thương chỉnh hình, Hồi sức tích cực, Răng hàm mặt, Gây mê hồi sức... được huy động, sẵn sàng phối hợp hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho các nạn nhân. Trong 5 trường hợp đưa vào cấp cứu, có 2 trường hợp đã tử vong ngoại viện, 2 trường hợp được cấp cứu kịp thời và bình phục sức khỏe. Nặng nhất là trường hợp bệnh nhân Phạm Thị Thùy Nh (phường Hà Khánh, TP Hạ Long) bị đa chấn thương phức tạp, chấn thương sọ não, vỡ xương trán, chấn thương hàm mặt, chấn thương ngực kín, gãy xương sườn, tràn khí màng phổi, gãy xương quay tay, vỡ gan độ I... Gia đình bệnh nhân đã có nguyện vọng chuyển lên tuyến trên điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Huy Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Để kịp thời xử lý những tình huống cấp cứu có số lượng lớn bệnh nhân nhập viện và nguy kịch như trên, bệnh viện đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực cấp cứu. Đồng thời đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác điều trị, phẫu thuật đa chấn thương và đặc biệt là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa chuyên môn đã kịp thời ứng phó, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Những trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ đắc lực cho công tác cấp cứu người bệnh. |
Trước đó, ngày 2/7, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tiên Yên cũng kích hoạt quy trình “Báo động đỏ” liên viện để cấp cứu kịp thời các nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách tại Tiên Yên. Nhận được tin báo của TTYT huyện Tiên Yên, Sở Y tế đã chỉ đạo 10 kíp cấp cứu, 10 xe cứu thương với 38 bác sĩ, điều dưỡng từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả và các TTYT: Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà, cùng trang thiết bị hiện đại, thuốc, máu, dịch truyền, mau chóng đến giúp đỡ cấp cứu cho bệnh nhân gặp nạn. Sau khi sơ, cấp cứu, 13 nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo dõi và điều trị; 1 nạn nhân sốc đa chấn thương rất nặng được kíp phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, TTYT Đầm Hà và Tiên Yên mổ cấp cứu khẩn cấp tại TTYT huyện Tiên Yên.
"Hiệu quả của quy trình “Báo động đỏ” toàn viện, liên viện đã cho thấy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và lương tâm của đội ngũ y, bác sĩ, dù làm việc ở bất cứ đâu vẫn luôn hết lòng vì tính mạng và sức khỏe người bệnh" - Bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc TTYT huyện Tiên Yên chia sẻ.
Xe vận chuyển cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên đường làm nhiệm vụ. |
Tất cả vì người bệnh
Có thể thấy nhiều trường hợp người bệnh nguy kịch được cứu sống nhờ các kỹ thuật can thiệp chuyên sâu và sự phối hợp kịp thời, nhịp nhàng của các bệnh viện qua quy trình “Báo động đỏ”. Đặc biệt là ngành Y tế Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai dịch vụ cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, góp phần kịp thời cấp cứu tại hiện trường, tất cả vì người bệnh.
Từ tháng 4/2019, Sở Y tế Quảng Ninh bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng chuyên mục “Thông tin thường trực cấp cứu và vận chuyển cấp cứu 24/7” trên các trang thông tin điện tử của tỉnh và trong toàn ngành y tế. Theo đó, ngành y tế đã triển khai và thiết lập một hệ thống sơ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu có sự kết nối giữa tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn cùng tham gia. Cùng với đó, các bệnh viện lớn của tỉnh được kết nối để hỗ trợ các đơn vị y tế vùng sâu, vùng xa còn khó khăn khi gặp những ca bệnh khó, nhất là những vụ TNGT nghiêm trọng. Qua đó, các bên trao đổi thông tin với nhau, hướng dẫn cách sơ cấp cứu một cách tốt nhất cho người bệnh. Khi bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên, các bác sĩ tuyến trên đã có những thông tin về bệnh nhân và sẵn sàng phương án, chuẩn bị trang thiết bị, vật tư, thuốc và con người cho việc cấp cứu bệnh nhân một cách nhanh nhất.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế, cho biết: Quảng Ninh có địa bàn trải dài, nhiều huyện ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, nếu chỉ có một trung tâm vận chuyển cấp cứu với nhân lực và lượng xe cứu thương như hiện tại sẽ không đủ để trải khắp toàn tỉnh. Do vậy, chúng tôi đã huy động tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn cùng tham gia vào chuỗi vận chuyển cấp cứu này. Nhất là việc đưa vào sử dụng chuyên mục “Thông tin thường trực cấp cứu và vận chuyển cấp cứu 24/7”, các cơ sở y tế cung cấp công khai thông tin về các bác sĩ, nhân viên y tế trực cấp cứu và số điện thoại liên hệ của đơn vị, cá nhân trực cấp cứu. Như vậy, khi người dân gặp sự cố về sức khỏe hay tai nạn sẽ kịp thời được cấp cứu. Đây là điều rất cần thiết đối với một tỉnh phát triển du lịch như Quảng Ninh hiện nay.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản