Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thịt heo là một loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới. Mức tiêu thụ thịt heo của người Việt Nam chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt các loại (thịt bò, thịt trâu, thịt dê...).
Theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Thời kỳ nắng nóng thịt lợn rất dễ bị ôi thiu. Để chọn thịt lợn tươi ngon, sạch bà nội trợ cần nhờ 3 lưu ý sau:
Thứ nhất, phân biệt lợn nuôi tăng trưởng
Hiện nay, nhiều người đã nuôi lợn theo hướng công nghiệp, sử dụng các thức ăn cho lợn giúp thịt lợn nạc hơn. Khi đó, bà nội trợ nhìn bằng cảm quan có thể nhận biết thịt lợn nuôi tăng trọng lớp mỡ mỏng, lỏng lẻo, thịt tanh, phần thịt nạc bám sát vào da. Nếu đi mua, những miếng thịt heo có lớp mỡ mỏng dưới 1cm, phần nạc bám sát vào da thì không nên mua.
Ngoài ra, miếng thịt nuôi bằng cám tăng trọng thường đỏ đậm, sáng, bóng còn thịt lợn nuôi truyền thống có màu hồng tươi.
Người tiêu dùng không nên chọn các loại thịt lợn có lớp mỡ mỏng. Ảnh: Hoàng Hà.
Bạn có thể dùng tay ấn vào khối thịt. Nếu thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo là thịt ngon. Còn thịt có dư chất cấm thường khô, cứng, ít đàn hồi phần nạc có thể nổi thành u cục, có nước.
Nếu lợn được nuôi bằng chất tạo nạc có chất độc lenbuterol và ractopamine thịt lợn có màu sẫm hơn. Ngoài ra, thịt nuôi bằng chất tạo nạc sẽ có những đốm đỏ xuất hiện trên da.
Thứ hai, thịt ngậm chất bảo quản
Thời tiết nắng nóng như hiện nay, người tiêu dùng có thể mua phải thịt ôi được hô biến thành tươi. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng các chất như muối diêm, KNO3 để làm tươi miếng thịt, đánh lừa người tiêu dùng.
Nếu thịt đã qua hô biến bằng các hóa chất thì miếng thịt không còn đỏ tươi, không còn độ dính kết của các thớ thịt. Cắt sâu vào bên trong thịt sẫm màu, mềm nhũn, có mùi. Khi chế biến, bạn cảm thấy thịt mùi tanh, hôi khi rửa. Nấu lên, váng đen, bọt hôi hơn thịt thông thường.
Thứ ba, thịt từ lợn mắc bệnh
Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, các bà nội trợ có thể quan sát bằng mắt thường, thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh.
Thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu da sáng hồng hào, còn lợn nhiễm bệnh sẽ có phần bì lấm chấm xuất huyết, nhão, tai lợn bị tím.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mua nội tạng lợn bạn cũng cần nhớ các đặc điểm sau: Nội tạng tươi, sạch có màu sắc tự nhiên, nhìn trên bề mặt có độ ánh bóng sáng. Nếu nội tạng từ gia súc có vấn đề như mắc bệnh, chết trước khi giết mổ có màu sậm đen, bị xuất huyết, tụ huyết lốm đốm. Lòng lợn để lâu ngày sẽ chuyển sang màu sậm, bốc mùi hôi, không còn độ săn chắc mà bị phân hủy, không có độ ánh bóng sáng, nhăn nheo, bủn rộp.
Nếu chọn lợn làm thực phẩm, người tiêu dùng nên lưu ý chỉ chọn thịt lợn được chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợn không bị nhiễm bệnh.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Điểm danh những thực phẩm dễ bị nấm mốc gây độc tố nguy hiểm trong ngày Tết
Các loại thực phẩm ngày tết do quá trình chế biến, bảo quản trong thời gian dài, bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Nếu người tiêu dùng không cảnh giác ăn phải các loại thực phẩm này dễ bị ngộ độc.
Mẹo chọn thực phẩm an toàn ngày Tết
Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc uy tín, an toàn; có ngày tháng sản xuất, thời gian sử dụng, cách bảo quản, chế biến và thành phần chính trong thực phẩm...
Những thức ăn này có thể hóa ‘chất độc’ khi để qua đêm
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta không nên để thức ăn nấu chín qua đêm, dù là bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024