nCoV đột biến hơn 6.000 lần
Tiến sĩ Maurer-Stroh, giám đốc Viện Tin - Sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star) Singapore, tham gia thu thập và phân tích những thay đổi trong bộ gene của nCoV trên kho dữ liệu GISAID, nơi chia sẻ 1,5 triệu chuỗi trình tự gene virus. Hôm 9/5, ông cho biết đã xảy ra hơn 6.600 đột biến protein gai của nCoV kể từ khi nó được phát hiện lần đầu vào tháng 12/2019.
Virus đột biến bất cứ khi nào có "sai sót" trong quá trình sao chép. Điều này có thể do việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của virus. Nếu sự thay đổi đó làm tăng khả năng sinh tồn của virus, những phiên bản virus lỗi sẽ tồn tại lâu hơn, đôi khi áp đảo chủng gốc.
Ví dụ, đột biến D614G bắt đầu tăng mạnh trên thế giới vào tháng 2 năm ngoái, hiện được tìm thấy trong đa số các mẫu virus, bất kể chúng là biến thể nào. Biến thể có đột biến này phổ biến tới nỗi nó được đặt tên riêng theo nhóm riêng, gọi là nhóm G.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù nhóm G có khả năng lây truyền mạnh hơn, nó không gây bệnh nặng hơn, không ảnh hưởng đến chẩn đoán, điều trị hoặc vaccine. Nhóm G và các nhóm phụ, bao gồm GRY - một nhánh được đặt tên cho biến thể B.1.1.7 từ Anh, chiếm ưu thế từ giữa năm 2020, thay thế hoàn toàn chủng nguyên bản xuất hiện ở Vũ Hán.
Nếu có nhiều đột biến của virus như vậy, tại sao WHO mới chỉ liệt kê ba biến thể đáng lo ngại (VOC), cùng với một số ít biến thể đáng quan tâm (VOI) và bỏ qua các chủng còn lại? Virus đột biến được xếp vào nhóm VOC khi đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau: lây truyền dễ dàng hơn, gây bệnh nặng hơn, làm giảm đáng kể khả năng trung hòa của các kháng thể, giảm hiệu quả điều trị, vaccine hoặc làm ảnh hưởng tới việc chẩn đoán.
Tiến sĩ Maurer-Stroh giải thích rằng không phải đột biến nào cũng khiến virus biến đổi theo những cách trên. Do đó, những đột biến này không gây ra các làn sóng lây nhiễm lớn.
Hôm 10/5, WHO xếp B.1.167 ở Ấn Độ vào nhóm "biến thể đáng lo ngại". "Các thông tin sẵn có cho thấy khả năng lây nhiễm cao hơn bản gốc. Vì vậy chúng tôi xếp biến chủng B.1.617 được phát hiện ở Ấn Độ vào nhóm 'biến chủng đáng lo ngại' (VOC) trên quy mô toàn cầu", Maria Van Kerkove, người đứng đầu nhóm ứng phó Covid-19 của WHO, cho biết. WHO trước đó đưa B.1.617 vào nhóm "biến chủng đáng chú ý" (VOI), có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với VOC.
Các loại vaccine hiện nay có thể chống lại các biến thể hay không? Giáo sư Ooi Eng Eong của Đại học Y Duke-NUS (Singapore), người đang tham gia phát triển vaccine mRNA cho biết: "Các nghiên cứu về người được tiêm phòng cho thấy vaccine mRNA có khả năng ngăn ngừa các biến thể nCoV đáng lo ngại".
"Ít nhất có bốn báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm biến thể nCoV là dưới 1% ở người bệnh có triệu chứng, đã được tiêm vaccine", ông nói.
Các kháng thể do vaccine tạo ra sẽ nhận diện một đoạn gai trên vỏ ngoài virus. Như vậy, nếu gai virus thay đổi, vaccine có thể bảo vệ những người đã được tiêm vaccine hay không? Giáo sư Ooi giải thích rằng vaccine không chỉ giúp cơ thể tạo ra kháng thể mà còn kích hoạt phản ứng miễn dịch, bao gồm sự sản sinh các tế bào lympho T, nhằm tiêu diệt virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Các quá trình này không bị ảnh hưởng bởi thay đổi của protein gai.
Mặt khác, giáo sư Hsu Liyang, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore, cảnh báo những biện pháp hiện nay không phải lúc nào cũng hiệu quả.
"Chúng tôi cho rằng virus sẽ không chịu ngồi yên. Còn nhiều biến thể mới hơn sẽ xuất hiện", giáo sư Liyang nói.
Người đàn ông được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở Miami, Mỹ, hôm 8/5. Ảnh:WSJ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản