30/8/2017 | 8:15:44 PM

Nếu còn nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt virus, sốt thường, bạn đừng vội bỏ qua những thông tin này

Một số người bị sốt luôn nghĩ mình bị sốt thường hay sốt virus nhưng khi đi đến xét nghiệm máu mới tá hỏa phát hiện mình bị sốt xuất huyết rất đáng quan ngại.

Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tiến triển trong âm thầm một cách đáng sợ, rất nhiều người lo ngại cho tình trạng sức khỏe của mình với những dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Hơn nữa, sốt xuất huyết và sốt virus, sốt thường có biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau khiến người bệnh nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai, gây nguy hiểm tính mạng.

Nếu còn nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt virus, sốt thường, bạn đừng vội bỏ qua những thông tin này - Ảnh 1.

Dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết, sốt virus và sốt thường rất giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.

Một số người bị sốt luôn nghĩ mình bị sốt thường hay sốt virus nhưng khi đi đến xét nghiệm máu mới tá hỏa phát hiện mình bị sốt xuất huyết. Nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa như hiện nay, sốt virus là căn bệnh cũng đang có nguy cơ bùng phát thành dịch, điều này cũng là mối quan tâm của không ít người, khiến mọi người xao nhãng, nhầm lẫn.

Vậy làm thế nào để phân biệt sốt xuất huyết, sốt virus và sốt thường? Dưới đây là những lưu ý bạn cần phải ghi nhớ về 3 tình trạng bệnh này, tránh những lo lắng không đáng có, hoặc cần nhập viện điều trị càng sớm càng tốt:

Định nghĩa

Sốt xuất huyết: Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Sốt virus: Do virus hoặc nhiễm trùng gây ra. Sốt virus là một trong những bệnh dễ xảy ra nhất, không chỉ với trẻ em mà còn cả ở người lớn nhất là những người có sức đề kháng yếu. Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh.

Nếu còn nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt virus, sốt thường, bạn đừng vội bỏ qua những thông tin này - Ảnh 2.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra.

Sốt thường: Dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5-37.5 °C. Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài hơn 2-3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc trẻ khóc nhiều cũng làm tăng thân nhiệt.

Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh

Sốt xuất huyết

Theo Thạc sĩ Thẩm Ngọc Trung (Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì), người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có các biểu hiện như sốt cao, thân thể mỏi mệt, xương khớp mỏi, huyết áp không ổn định, đầu ngón tay chân lạnh… Để cụ thể hơn, sốt xuất huyết có những dấu hiệu theo từng mức độ bệnh như sau:

- Thể trạng 1: Sốt cao, người mỏi mệt, đau xương khớp, đau đầu, đau mắt, phát ban, buồn nôn và nôn.

- Thể trạng 2: Sốt cấp tính, nhức đầu, đau khớp cơ, giãn mạch ngoại vi, huyết áp hạ, đầu ngón chân tay lạnh, có xuất huyết dưới da, niêm mạc, gan to, đau bụng (hay gặp ở bệnh nhi), bạch cầu, tiểu cầu giảm, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng (nếu không chữa trị).

- Thể trạng 3: Nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh; người bệnh tụt huyết áp mạnh thở, không bình thường, huyết cầu hạ, đau bụng cấp, nông dai dẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở gấp, mệt mỏi kèm bứt rứt, tử vong.

Nếu còn nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt virus, sốt thường, bạn đừng vội bỏ qua những thông tin này - Ảnh 3.

Sốt virus và sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn vì đều có biểu hiện phát ban da, cần căn cứ vào giai đoạn của bệnh để phân biệt.

Sốt virus

Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Cấp (Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), sốt virus có những dấu hiệu khác nhau ở người lớn và trẻ em. Cụ thể như sau:

- Sốt virus ở trẻ nhỏ: Trẻ bị sốt cao đột ngột lên đến 39-40 độ C, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy khiến trẻ quấy khóc, đau đầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ bị đau đầu nhưng vẫn chơi nghịch được, hoàn toàn tỉnh táo. Sau 2-3 ngày bị sốt, trẻ nổi ban. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dỉ mắt… ảnh hưởng đến thị lực. Ở một số trẻ bị sốt cao có thể bị khó thở, co giật liên hồi.

- Sốt virus ở người lớn: Mệt mỏi, đau người, sốt, ho và chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu (thường đến sau sốt và sau đau mỏi cơ thể), phát ban da (xuất phát từ nguyên nhân sốt virus gây ra bởi virus nên tình trạng phát ban da sẽ rất phổ biến).

Nếu còn nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt virus, sốt thường, bạn đừng vội bỏ qua những thông tin này - Ảnh 4.

Trẻ bị sốt thường có dấu hiệu như nhiệt độ cơ thể tăng cao, ngủ mê, nhức đầu, chán ăn, đau họng, ho, đau tai, ói mửa và tiêu chảy.

Sốt thường

Theo thông tin từ Webmd, trẻ bị sốt thường có dấu hiệu như nhiệt độ cơ thể tăng cao, ngủ mê, nhức đầu, chán ăn, đau họng, ho, đau tai, ói mửa và tiêu chảy. Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt. Trong khi đó, người lớn bị sốt thường có dấu hiệu vã mồ hôi, cơ thể ớn lạnh và run, đau đầu, đau cơ, ăn không thấy ngon, hay cáu gắt, khô miệng vì mất nước…

Theo các chuyên gia, dựa vào những dấu hiệu cơ bản trên, bạn có thể định hình mình bị sốt xuất huyết, sốt virus hay đơn giản là sốt thường. Nếu không chắc chắn hoặc nghi ngờ những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ khám, tiến hành xét nghiệm máu và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814