Nếu không muốn gây nguy cơ xấu cho tim mạch hãy chú ý khi ăn 8 thực phẩm này
Không ít nghiên cứu đã chỉ thấy nhiều loại thực phẩm thông thường có khả năng giảm mức độ cholessterol cũng như huyết áp, kiểm soát hiệu quả các mảng bám trong thành mạch. Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn bạn cho rằng tốt cho tim đều nằm trong danh sách trên.
Hãy nhận biết một số loại thực phẩm bị nhiều người lầm tưởng có tác dụng tốt cho tim mạch theo danh sách dưới đây:
Thịt lợn xông muối
Không sở hữu nhiều mỡ như phương pháp chế biến truyền thống không có nghĩa loại thực phẩm này có tác dụng tích cực với hệ tim mạch. Theo Lori Zanini, người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng và Sức khỏe tim mạch Anh, thịt xông muối sở hữu hàm lượng kiềm lớn và có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.
Bột yến mạch
Rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra bột yến mạch có tác dụng tích cực trong việc giảm cholesterol cho cơ thể. Tuy vậy, tiến sĩ Kaufman cho hay, vấn đề nằm ở cách chế biến loại bột này. Những loại đồ ăn nhanh từ bột yến mạch vẫn sở hữu hàm lượng mỡ cao và do đó không có tác dụng tích cực gì tới sức khỏe hệ tim mạch.
Salad chế biến sẵn
Salad có vẻ là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung thêm rau xanh và các chất xơ cho cơ thể. Tuy vậy, các loại salad chế biến sẵn lại mang rất nhiều nước sốt và những thành phần không mấy thân thiện cho sức khỏe.
Chuyên gia y khoa Caroline Kaufman cho biết, vấn đề mấu chốt nằm ở bao bì thành phần. Cô gợi ý nên chọn các loại salad có hàm lượng chất xơ cao, ít nhất là 5gr và ít hơn 10gr chất béo để tránh những ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Sữa chua không béo
Không ít người bị danh từ "không béo" gây hiểu nhầm về tác dụng của loại sữa chua này. Tiến sĩ Kaufman cho biết, khi loại bỏ đi chất béo, loại đồ ăn này phải thay thế chúng bằng một chất khác và thường là đường. Đặc tính này khiến sữa chua không béo cũng gây những nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe tim mạch của bạn nếu sử dụng nhiều.
Bơ lạc ít béo
Loại thực phẩm này không có nhiều tác dụng hơn bơ lạc thường là bao. Theo thông tin từ Hiệp hội tim mạch Mỹ, bơ lạc thường chứa nhiều chất béo bão hòa đơn, có tác dụng hữu hiệu trong việc kiểm soát cholesterol. Việc chuyển đổi sang các loại bơ lạc ít chất béo thực sự không cần thiết trong trường hợp này.
Bơ thực vật
Giống như bơ lạc ít béo, bơ thực vật cũng sự lựa chọn của không ít người khi tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề sức khỏe của bản thân. Tuy vậy, bạn không cần quá kĩ lưỡng trong việc lựa chọn bơ cho bữa ăn của mình.
Chuyên gia y khoa dinh dưỡng Kaufman cho biết, tất cả các loại bơ sở hữu ít hơn 2 gram chất béo bão hòa, dưới 8 gram đường và không có chất béo chuyển hóa đều không gây hại gì cho cơ thể.
Thanh protein
Thanh protein là lựa chọn của nhiều người khi quyết định bổ sung năng lượng cho cơ thể mà lo ngại những món ăn thịnh soạn sẽ gia tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn.
Tuy nhiên, theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), tất cả những gì bạn phải quan tâm lại nằm ở thành phần của chúng. Nếu sở hữu nhiều đường hoặc chất béo chuyển hóa, loại đồ ăn nhanh này không phải lựa chọn lý tưởng cho sức khỏe hệ tim mạch của bạn.
Cà phê
Trong khi cà phê đen mang đến cho bạn chất chống oxy hóa và giúp giảm các nguy cơ tim mạch, đường, sữa và các thành phần khác lại đem đến những nguy cơ cao gấp vài lần cho sức khỏe bạn.
Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, một số loại cà phê được pha chế đặc biệt sở hữu lên đến 500 calo đến từ đường. Thông thường, các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn chỉ nên uống 2 cốc cà phê mỗi ngày và pha không quá 2 thìa con đường.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025