Ngăn chặn bệnh tay - chân - miệng, cách gì?
Nguyên nhân gây bệnh TCM là do Enterovirus (nhóm virut đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virut Coxsackie A16. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Nam châu Á, trong đó có Việt Nam, xuất hiện những vụ dịch bệnh TCM do Enterovirus týp 71 (EV71) gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus týp 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Năm nay, qua một trường hợp trẻ nhỏ 4 tháng tuổi tử vong do bệnh TCM chưa đầy một ngày sau khi bị bệnh ở An Giang (26/2) cho thấy, chủng virut EV 71 gây bệnh có độc tính rất cao.
Rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh. |
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), có trường hợp sốt cao hơn, đau họng, sổ mũi tương tự như viêm hô hấp trên. Đôi khi trẻ có nôn mửa, rất mệt, quấy khóc. Các biểu hiện này diễn ra chỉ trong vài ba ngày rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước có kích thước nhỏ khoảng vài ba milimét nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng nhanh chóng bị vỡ và tạo ra các vết loét gây đau đớn cho trẻ nhất là khi ăn, uống, nuốt nước bọt. Các mụn nước, bọng nước màu xám, hình bầu dục cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ. Các mụn nước, bọng nước tồn tại khoảng từ 1 - 2 tuần, ít gây đau và tự khỏi. Bệnh lây cho trẻ em lành khác (nếu trẻ đó chưa có miễn dịch) qua đường hô hấp (trực tiếp qua hơi thở, các giọt nước bọt bắn ra khi ho, nói, cười, hắt hơi). Và bệnh cũng có khả năng lây lan qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn uống bị nhiễm virut EV71. Virut EV71 cũng có khả năng đào thải qua phân trong vòng vài tuần sau, từ phân virut lây theo đường thức ăn, nước uống, dụng cụ đồ chơi. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virut gây bệnh, nhưng một trẻ có thể bị bệnh TCM nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virut khác với lần trước. Bệnh có loại biểu hiện không điển hình như bọng nước rất ít, xen kẽ với những nốt hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bọng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Đặc biệt là một số trường hợp bệnh không điển hình, chỉ loét miệng rất dễ nhầm với loét miệng do nhiệt hoặc do Herpes. Và bệnh cũng có thể nhầm với bệnh thủy đậu, viêm da có mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban, dị ứng da. Đáng lo ngại nhất của bệnh TCM là biến chứng có thể xảy ra như viêm màng não - não (gây liệt kiểu bại liệt), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể tử vong.
Phòng bệnh và chăm sóc thế nào?
Mặc dù bệnh có khả năng gây thành dịch lớn, chủ yếu ở trẻ nhỏ và có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở những địa phương đang có dịch TCM xảy ra. Cần rửa tay sạch cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Việc làm này cũng được thực hiện cho các cô nuôi dạy trẻ và nhân viên nhà bếp. Với những người chăm sóc trẻ, cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã lót, làm vệ sinh cho trẻ. Cần rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử khuẩn bằng cloramin B 5%. Trong lớp học, trong gia đình đã có trẻ bị bệnh TCM thì cần đeo khẩu trang cho trẻ để khi trẻ ho, hắt hơi, virut không khuếch tán vào không khí. Nên cách ly trẻ bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày). Vì trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi hay quấy khóc nên thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn. Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ và uống nước hoa quả tươi.
Ổ dịch lớn nhất của bệnh TCM tại Ấn Ðộ đã diễn ra trong năm 2007 ở khu vực phía Ðông của đất nước với hàng trăm trẻ mắc bệnh. Nhiều đợt dịch tương tự cũng xảy ra ở Singapore (hơn 2.600 trường hợp mắc bệnh vào ngày 20/4/2008). Ở Mông Cổ, Brunei và Việt Nam đều xuất hiện bệnh TCM. Từ đó cho đến năm 2010, nhiều nước ở châu Á như Singapore, Indonessia, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Việt Nam, năm nào cũng có bệnh TCM xuất hiện. |
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản