Ngành Y tế chủ động phòng, chống dịch bệnh
![]() ![]() |
Hành khách làm thủ tục kiểm tra y tế và khai báo hàng không tại Sân bay quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Đỗ Phương |
Tại Quảng Ninh, sân bay quốc tế Vân Đồn ngoài đón các chuyến bay nội địa thì đây vẫn là điểm đón các chuyến bay quốc tế đến từ vùng dịch.
Để phòng chống dịch Covid-19, tất cả hành khách từ các chuyến bay quốc tế xuống sân bay Vân Đồn đều được đón tiếp theo quy trình khép kín, thực hiện các thủ tục khai báo y tế bắt buộc, thủ tục nhập cảnh, hải quan tại khu vực phía bên ngoài nhà ga. Sau đó, được đưa về khu vực cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Tại đây, các y bác sĩ của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tiếp tục kiểm soát y tế chặt chẽ người nhập cảnh đến từ vùng dịch. Bác sĩ Ngô Mạnh Quý, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, cho biết: Trung tâm đã bố trí 5 y bác sĩ thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế, phân luồng cách ly cho tất cả khách nội địa và quốc tế. Trước đó, ngành Y tế đã đầu tư 4 máy đo thân nhiệt mới, do vậy việc giám sát thân nhiệt đạt hiệu quả cao. Xác định đây là dịch bệnh nguy hiểm, nên mỗi cán bộ y tế của Trung tâm đều nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc nghiêm túc, nhằm sàng lọc chính xác, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Các bệnh viện, khu cách ly tại Quảng Ninh tiếp tục giám sát các trường hợp nghi nhiễm. Tại Trung đoàn 244 (Bộ CHQS tỉnh) đã có hơn 1.000 công dân hoàn thành thời gian cách ly, bảo đảm sức khỏe được trở về nơi cư trú. Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tiếp tục thực hiện giám sát xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19, đảm bảo nhanh, chính xác, nhằm phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh. Theo đó, toàn tỉnh đã xét nghiệm 19.342 mẫu, trong đó có 9 trường hợp dương tính đã khỏi bệnh, còn lại là âm tính (số liệu đến 15/7).
![]() |
Tiêm phòng vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh an toàn và hữu hiệu nhất. (Trong ảnh: Tiêm phòng cho trẻ em tại Phòng tiêm Safpo, CDC Quảng Ninh) |
Đặc biệt với bệnh Bạch Hầu, tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh chưa ghi nhận ca bệnh. Tuy nhiên, đây là dịch truyền nhiễm nguy hiểm, đã xuất hiện tại các địa phương khác trong cả nước, do đó, ngành y tế Quảng Ninh đã có các biện pháp chủ động phòng tránh.
Trong đó, tập trung nâng cao khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho các đối tượng trong độ tuổi. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ tiêm phòng DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi đạt 36,48%; tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ, trong đó 3 mũi vắc xin phối hợp có thành phần bạch hầu là 41,04%.
Trước đó, năm 2019, Quảng Ninh đã tổ chức chiến dịch tiêm phòng bổ sung vắc xin Td (bạch hầu, uốn ván) đợt 1 cho trẻ 7 tuổi tại 169 xã, phường. Trong tháng 6/2020, Quảng Ninh tiếp tục tiêm bổ sung vắc xin Td (bạch hầu, uốn ván) đợt 2 cho trẻ 7 tuổi tại 16 xã của TP Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, đạt 91,86%.
Bác sĩ Trần Thị Diệp, Phó trưởng khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Ninh, chia sẻ: Để phòng chống bệnh bạch hầu, Quảng Ninh sẽ tổ chức thêm 1 đợt tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ dưới 7 tuổi vào cuối năm nay. Các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng cũng cần lưu ý cho trẻ tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch để phòng tránh bệnh. Việc triển khai tiêm bổ sung vắc xin Td nhằm ngăn chặn sự quay trở lại của bệnh bạch hầu đồng thời bảo vệ vững chắc thành quả trong việc loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng tạo miễn dịch tốt trong cộng đồng.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi đang khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. |
Từ đầu năm 2020 đến nay, Quảng Ninh có 22 ca mắc sốt xuất huyết. Hiện nay đang là đầu mùa dịch, từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng các ca bệnh mắc sốt xuất huyết.
Ngoài ra, dịch tay chân miệng cũng có chiều hướng gia tăng trong những tuần gần đây. Tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám gia tăng nhanh chóng. Những ngày cao điểm, cứ 10 bệnh nhi đến khám, thì có từ 2 đến 3 bệnh nhi mắc bệnh. Ngoài phần lớn trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 1, có thể tự điều trị tại nhà, thì còn có nhiều trẻ mắc bệnh ở cấp độ 2A, 2B phải nhập viện điều trị.
Virus EV71, đây là tuýp virus gây bệnh tay chân miệng có độc tính mạnh, nhiều khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương và để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời. |
Theo CDC Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, Quảng Ninh ghi nhận 34 ca mắc tay chân miệng. Trong đó ghi nhận 1 trường hợp dương tính với virus EV71, đây là tuýp virus gây bệnh tay chân miệng có độc tính mạnh, nhiều khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương và để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời.
“Các bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết, tay chân miệng, hay Covid-19 hiện chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hiệu quả nhất. Tất cả người dân cần thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y tế và ngành Y tế nhằm phòng tránh dịch bệnh” - Bác sĩ Diệp, cho biết.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025