Nghệ An: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao
![Bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tăng cao trong tháng 9 và đầu tháng 10/2017](https://dantricdn.com/2017/chan-tay-mieng-1507545423597.jpg)
Thống kê của Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ ngày 1/9 đến ngày 9/10, khoa tiếp nhận 809 bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Những ngày gần đây, lượng bệnh nhi đến khám tăng đột biến, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 50 ca, trong đó, bệnh phổ biến độ 2a, 2b và độ 3.
Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xuất hiện các biến chứng nặng như sốt cao liên tục, khó thở, giật mình, co giật…
“Trong số các bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng có nhiều trường hợp nhiễm lại. Nếu như trước đây, bệnh tay chân miệng chỉ ghi nhận ở các khu vực đông dân cư như ở thành phố Vinh và một số huyện đồng thì nay bệnh nhi mắc tay chân miệng được ghi nhận ở các huyện miền núi”, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn cũng khuyến cáo, khi trẻ có những triệu chứng của bệnh tay chân miệng như sốt cao, đau đầu, phát ban không toàn thân kèm theo xuất hiện nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi nhưng cần phải theo dõi và điều trị triệu chứng, kết hợp với vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thức ăn dễ tiêu hóa để nâng cao thể trạng cho trẻ.
![Khi trẻ có những dấu hiệu điển hình của tay chân miệng cần đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị triệu chứng](https://dantricdn.com/2017/tay-chan-mieng-1507545423600.jpg)
Tuyệt đối tránh chủ quan hay điều trị bệnh theo quan niệm dân gian (như ngâm nước trầu không) bởi bệnh tay, chân, miệng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng tay chân miệng nên phòng ngừa vẫn là phương án hữu hiệu nhất.
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ; sử dụng Cloferamin hoặc nước Zaven lau sàn nhà, đồ chơi cũng như giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Khi trẻ bị bệnh, cần thiết phải cách ly từ 7-10 ngày để phòng việc lây mầm bệnh cho các trẻ khác.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản