Nghệ giúp phục hồi tim
Chị Nguyễn Thị Thúy (57 tuổi, ở Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCM) vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hở van tim gay go. Mấy người bạn đến thăm đã mách chị dùng nghệ để vết mổ nhanh phục hồi và tim cũng được khỏe hơn. Từ trước đến giờ chị Thúy chỉ nghe nói nghệ chữa lành sẹo và giúp phụ nữ lấy lại nguyên khí sau khi sinh, chứ chưa nghe ăn nghệ lại tốt cho tim, nên không dám ăn. Chị chỉ dùng nghệ xoa lên vết mổ để mau lành sẹo mà thôi.
Đến hôm đi tái khám, chị tranh thủ hỏi ý kiến bác sỹ việc dùng nghệ chữa tim thì được bác sỹ khẳng định nghệ tốt cho tim và chị nên sử dụng thêm nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Nghe thế về nhà, chị Thúy thực hiện theo lời bác sỹ, bổ sung nghệ trong các món ăn như nghệ rang thịt, nghệ kho cá, nghệ nấu các loại canh… Sau một thời gian kiên trì theo cách này, chị Thúy thấy những cơn đau dần dần ít đi, cơ thể và tinh thần cũng tươi tỉnh, khỏe khoắn.
Công hiệu bất ngờ cho tim
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sỹ Lê Thị Sen (Phòng khám Đông y Thái Dương, Trần Duy Hưng) cho biết: Nghệ vàng vị cay đắng, tính bình- từ lâu đã được Đông y coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Nghệ chủ trị bụng chướng đầy, bế kinh sau sinh nở, chấn thương, trị mụn nhọt, sưng, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đồng thời, nghệ còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, tốt cho tim, thận, khớp, gan…
Y học hiện đại cũng đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Ngoài ra, curcumins còn tác dụng trực tiếp lên tế bào bằng cách ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường, chống lão hóa hiệu quả và giảm được cholestorol trong máu.
Nghệ có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm...
Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmacology của Mỹ cho thấy, chiết xuất từ nghệ giúp giảm 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài làm thiếu lưu lượng máu, cơ tim có thể bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu, chiết xuất curcumin từ nghệ đã được đưa vào sử dụng cho những bệnh nhân này để hỗ trợ chống viêm, làm giảm các cơn đau và co thắt ở tim.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Chiang Mai, Thái Lan đã cho thấy chiết xuất của nghệ là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Nó có thể ngăn ngừa cơn đau tim ở những người đã trải qua phẫu thuật. Hay nghiên cứu của ĐH Y dược, Ấn ĐỘ cho thấy, curcumins trong rễ củ nghệ, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, đặc biệt curcumins có tác dụng điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim.
Bạn có biết?
- Nghệ còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về mật và gan.
- Phụ nữ sau sinh bị đau bụng thường được uống nước chất của nghệ để chữa trị.
- Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm.
- Để trị viêm loét, nghệ thường được người bệnh uống dưới dạng nước ép trong một thời gian dài.
- Khi dùng ngoài da, nghệ được bôi lên mụn nhọt, vết thương mới để chống gây sẹo.
Phụ nữ sau sinh bị đau bụng thường được uống nước chất của nghệ để chữa trị.
3 điều tốt cho tim
BS. Lê Thị Sen cho biết: Với những kết quả tìm thấy đó, nghệ đúng là vị thuốc hữu ích cho bệnh nhân tim mạch. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim sau:
- Bị xơ vữa động mạch: Nghệ có khả năng ngừa sự oxy hóa của chất béo, bao gồm cà cholesterol (cholesterol “oxy già” này đóng vào thành vách của những động mạch). Hơn nữa, nghệ giúp giảm tỷ lượng cholesterol trong máu bằng cách giảm sự tái hấp thu ở ruột, tăng sự chuyển hóa cholesterol thành acid mật và gia tăng sự bài tiết mật.
- Bị tĩnh mạch viêm thuyên tắc: Nhờ tác dụng chống viêm sưng và làm lỏng máu (giảm sự kết tập tiểu cầu, nên nghệ giữ máu lỏng ) mà nghệ giúp ngừa viêm tắc tĩnh mạch (tắc tĩnh mạch nguyên nhân do sự đông cục máu nơi viêm).
- Bị đột quỵ: Giã nhuyễn nghệ, vắt lấy nước (đó chính là tính chất curcumin có màu vàng của nghệ) để uống. Cách này sẽ làm giảm những khuyết tật về cử động sau đột quỵ, giúp các bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động nhanh hơn.
Lưu ý:
- Không nên xem đây là thần dược, vì nghệ chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng đều đặn và vừa phải trong thời gian dài.
- Chất curcumin được biết đến với khả năng giảm viêm và giảm độc tính của oxy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là củ nghệ có thể là vị thuốc thay thế các loại thuốc khác trong điều trị.
- Chất curcumin cũng là con dao hai lưỡi. Nếu bạn sử dụng curcumin từ 2-12 g có thể thấy các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, có khả năng gây ra thiếu sắt ở các bệnh nhân mẫn cảm.
- Khi sử dụng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết ra cortisone. Cortisone chính là chất có hiệu lực rất mạnh để ức chế sự kháng viêm.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025