27/6/2012 | 2:47:19 PM

Ngủ không muốn dậy cũng là bệnh

Rối loạn giấc ngủ gồm mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ quá nhiều, ngủ ngày, có các hành vi bất thường trong khi ngủ…

Tổ chức y tế thế giới đã có định nghĩa về mất ngủ: Khó vào giấc ngủ, sau giấc ngủ không thấy dấu hiệu phục hồi của sức khỏe, tình trạng kéo dài từ ba tuần đến một tháng là ít nhất. Rối loạn giấc ngủ dẫn tới những ảnh hưởng không mong muốn trong đời sống thường ngày, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể do hệ thống thần kinh có vấn đề hoặc sử dụng một số loại thuốc thần kinh…

Ngủ không muốn tỉnh cũng là bệnh

Rất nhiều bạn thích “ngủ lười”, cả buổi sáng chỉ ngủ thôi mà không muốn dậy chút nào cả, có bạn cho rằng mình không muốn dậy là vì ngày hôm trước đã làm việc quá mệt hoặc buổi tối thức cả đêm. Tuy nhiên, điều này không hề chính xác khi sau giấc ngủ bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, lảo đảo, không mở nổi mắt hoặc nhạt miệng, không cảm thấy ngon miệng khi ăn cơm.

Nếu như xuất hiện những triệu chứng trên, bạn đừng vội coi thường, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ. Kiểu bệnh này tích tụ dần trong một thời gian dài rồi đến giai đoạn trầm trọng lúc nào bạn cũng không hề hay biết đâu. Xuất phát điểm của bệnh là ăn ngủ không điều độ đó ạ. Bệnh có thể nghi ngờ qua các triệu chứng như ngủ không theo thời gian, địa điểm, lúc nào cũng buồn ngủ ngay cả khi nói chuyện với người khác, sau khi ngủ khoảng 20 phút bạn có thể thấy đỡ hơn một chút nhưng không lâu sau những triệu chứng trên lại tái phát.

Tác hại của rối loạn giấc ngủ

Một giấc ngủ không đủ dài sẽ khiến cho não thiếu thời gian nghỉ ngơi, từ đó dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thói quen ăn uống bị thay đổi. Mất ngủ kéo dài khiến da vàng, tái, các nếp nhăn ngày một nhiều hơn, nặng hơn là dẫn tới các bệnh cao huyết áp, lở loét…

Rối loạn giấc ngủ có thể làm giảm tuổi thọ của chúng mình, chất lượng cuộc sống cũng giảm đáng kể, tăng thêm các bệnh về thần kinh, cũng như những tổn thất ngoài ý muốn, đặc biệt tai nạn xe cộ diễn ra với tuần suất nhiều hơn, giảm hiệu quả làm việc. Tóm lại, rối loạn giấc ngủ khiến cho sức khỏe của chúng mình bị ảnh hưởng quá nhiều, không thể coi thường được.

Phương pháp điều chỉnh rối loạn giấc ngủ mà không cần thuốc

Phương pháp điều chỉnh tâm lí

Người dễ mất ngủ thường có điểm chung là nhạy cảm, đa nghi, không đủ tự tin, bảo thủ, cầu toàn…Các nhà tâm lí học đã đưa ra lời khuyên: Đừng coi ngủ là một điều xấu, thèm ngủ cũng là một phản ứng tự nhiên của con người, vì cứ nghĩ rằng cần phải khống chế chuyện ngủ của mình nên giấc ngủ của bạn sẽ ngày một loạn hơn. Bạn nên thuận theo tự nhiên, ngủ khi mình thèm ngủ và đừng để mình phải suy nghĩ, stress quá nhiều.

Phương pháp điều chỉnh hành vi

- Buổi chiều và tối muộn không uống trà, cà phê, không hút thuốc, trước khi đi ngủ nửa tiếng không để não làm việc vất vả. Trong thời gian này bạn có thể tắm nước ấm hoặc đi bộ trong nhà vài bước để máu lưu thông tốt hơn.

- Sau khi lên giường ngủ nếu như vẫn thấy mình tỉnh táo bạn có thể làm việc gì đó theo ý thích ở ngay trên giường, nhưng không quá lâu nhé, thấy hơi mỏi mỏi mắt thì hãy tắt đèn luôn. Nếu như đang ngủ rồi lại tỉnh dậy, bạn không được ngay lập tức mở mắt, bật đèn mà hãy nhẹ nhàng xoay người sang hai bên và cố gắng ngủ tiếp.

- Khi lên giường, nằm ở tư thế bạn cho rằng thoải mái nhất, mắt khép hờ, thở nhẹ nhàng, thả lỏng toàn thân và tưởng tượng tới một khung cảnh tuyệt đẹp nào đó, như vậy có thể coi là bạn đang đưa mình tới một giấc mộng đẹp rồi đấy.

- Lúc dậy, mặc dù bạn vẫn muốn ngủ tiếp nhưng hãy kiên quyết tỉnh dậy, ngay cả khi đêm hôm trước bạn ngủ hơi muộn. Buổi trưa bạn có thể hoạt động nhẹ nhàng, ngủ một ít, một ít thôi đấy và dùng nước rửa mặt khi tỉnh dậy. Buổi tối nhớ đi ngủ đúng giờ.

Phương pháp ngủ nude

Ngủ nude giúp thả lỏng cơ bắp của cơ thể, giải quyết trạng thái căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, giảm cơn đau. Khi ngủ không có quần áo, làn da có sự thoải mái nhất định, tuyến mồ hôi hoạt động tốt và giúp cho việc tái tạo tế bào da. Ngủ nude giúp bạn đẹp lên và có những giấc ngủ thật sâu.

Phương pháp điều chỉnh ăn uống

- Siro (syrup: các dạng đường lỏng): Mất ngủ có thể do tình trạng thiếu serotonin (chất truyền thần kinh monoamine mà chủ yếu được tìm thấy trong đường tiêu hóa) trong não gây nên vì vậy bạn có thể uống siro trước khi đi ngủ để mình nhanh vào giấc ngủ hơn.

- Uống sữa ấm: Những dưỡng chất có trong sữa sẽ giúp thư giãn tối ưu và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

- Hoa quả: bạn Có thể ăn chuối, táo trước khi đi ngủ nhé, chúng là loại quả có tính kiềm cao giúp thả lỏng cơ bắp.

- Canh an thần: Nấu canh hoặc đun nước uống từ long nhãn, hạt sen, sơn tra để bạn có giấc ngủ ổn định nhé.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814