Ngứa, dùng thuốc thế nào cho hiệu quả?
Nếu ngứa nhiều cần phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. |
Các thuốc ngứa thường dùng
Calamin: Là hỗn hợp oxid kẽm (ZnO) kết hợp với 0,5% oxid sắt (Fe2O3) dùng để chống ngứa nhẹ, tại chỗ, do bị eczema, thủy đậu, cháy nắng, phát ban, do côn trùng cắn đốt, do chất độc trong cây sồi, cây thường xuân, cây thù du...
Crotamiton: Là thuốc kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng song có tính chống ngứa nhanh, duy trì hiệu quả trong vòng 6 giờ. Thuốc tránh được sang thương, do đó chống nhiễm khuẩn thứ phát. Thuốc còn diệt được cái ghẻ, kháng liên, tụ cầu khuẩn, nên dùng trị ghẻ ngứa bị bội nhiễm có mủ. Dạng cream thấm tốt khi thoa nhẹ, không có chất mỡ, không để lại vết bẩn, dạng thuốc nước thích hợp cho chỗ sang thương có lông.
Thuốc dung nạp tốt, chỉ vài trường hợp ngoại lệ có dị ứng. Không dùng cho người có thai vì chưa rõ thuốc ngấm qua da có gây hại thai không. Không bôi thuốc lên núm vú và xung quanh (vì chưa rõ thuốc có tiết vào sữa hại cho trẻ không). Không để thuốc tiếp xúc với niêm mạc mắt (nếu vô ý dây vào thì phải rửa sạch ngay). Không dùng dạng cream trong các bệnh da cấp tính có dịch rỉ, không bôi lên vết thương (vì sợ thuốc ngấm sâu vào bên trong), không được bôi thuốc lên da mặt.
Dùng dạng cream bôi lên vùng da bị ngứa (2 lần/ngày) bôi lên toàn thân khi bị ghẻ (1 lần/ngày), dùng dạng lotion bôi lên đầu, tóc (1 lần/ngày) rồi để thuốc tự khô trong vòng 24 giờ khi bị chấy rận. Cần làm sạch da, đầu, tóc bằng nước sach, lau thật khô, sau đó mới dùng thuốc. Sau khi dùng thuốc lại phải làm lại như thế cho sạch thuốc. Mỗi đợt dùng 5 ngày thường thấy có hiệu quả, nếu chưa đỡ hẳn có thể kéo dài thêm (vì thuốc không gây hại). Nhưng nếu sau mỗi đợt dùng 5 ngày mà không thấy có đáp ứng gì thì nên khám lại cần thay thuốc.
Kháng histamin, corticoid uống: Trong chứng ngứa do bệnh toàn thân hay chứng ngứa do các bệnh ngoài da có yếu tố gây dị ứng (như eczema, liken do tăng dị ứng) thì nên uống kháng histamin, corticoid uống làm dịu ngứa.
Về kháng histamin, nên dùng kháng histamin H1 thế hệ mới (như loratadin, cetririzin, fexoterfenadin, ebastin). Tùy theo bệnh và sự đáp ứng từng người mà chọn loại thích hợp. Chẳng hạn, trong đa số người bị likhen phẳng thường dùng estating, fexoterfenadin thường cho kết quả tốt.
Về corticoid có thể dùng prednisolon, mehylprednisolon, betamethason và chỉ dùng cả tổng liều trong ngày vào một lần duy nhất vào buổi sáng.
Corticoid dùng ngoài: Các chứng ngứa do bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da do thần kinh (liken đơn mạn, liken phẳng), chàm (kể cả chàm đồng xu, chàm ở tay và viêm da dạng chàm), tổ đỉa, viêm da tăng tiết bã nhờn ở đầu, vảy cá thông thường và các dạng vảy cá khác, vảy nến (ngoại trừ dạng vảy nến lan rộng), lupus ban đỏ hình đĩa, phản ứng dị ứng da do tiếp xúc... có thể dùng corticoid. Chỉ dùng corticoid cho người có đáp ứng với corticoid đó, nếu thử không thấy đáp ứng thì không nên dùng. Chỉ bôi một lớp corticoid mỏng lên da ngày vài lần, nếu bôi dày, bôi nhiều lần, kéo dài thì sẽ bị tác dụng phụ của corticoid và các thành phần phối hợp.
Corticoid đơn, thường chọn là clobetasol propionat 0,05% là loại mạnh, có hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ. Corticoid kép thường có hai loại: Loại thứ nhất là dạng mỡ (ointment) kết hợp betamethasol với salicylic acid được chỉ định khi có các biểu hiện viêm da, tăng sừng hóa, khô da... Loại thứ hai là dạng cream kết hợp betamethasol với clotrimazol, gentamicin được chỉ định khi có mặt hay có dấu hiệu nghi ngờ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Khi dùng cần chú ý:
- Không dùng sai chỉ định (do chú ý đến betamethson, quên thành phần phối hợp).
- Không dùng sai dạng bào chế: Với bệnh mạn, da khô ráo, hóa sừng phải dùng dạng mỡ có “độ đặc” nhất định, hoạt chất mới thấm vào da có hiệu lực. Với bệnh cấp, có dịch màu vàng rỉ ra nhiều, nếu dùng dạng mỡ thì dịch bị chặn lại, không thoát ra được gây ngứa ngáy, khó chịu, cần dùng dạng cream có “độ loãng” nhất định. Khi dùng sai chỉ định sẽ dẫn đến dùng sai cả dạng bào chế, làm cho bệnh nặng thêm.
Sau khi bôi, da sẽ bị nóng ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc dị ứng. Nếu băng chặt hay mặc quần áo bó chặt nơi bôi hoặc dùng lâu dài thì sẽ bị lột da (do salicylic), nhiễm khuẩn thứ phát (do corticoid làm giảm sức đề kháng của da) và có thể bị tác dụng phụ như khi uống (tuy rằng điều này ít xảy ra).
Trong điều trị ngứa, cần xác định nguyên nhân, dùng đúng thuốc, đúng liều mới có hiệu quả, an toàn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh