"Người bị súc vật dại, nghi dại cắn cần tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt"
Ảnh minh hoạ. |
- Thưa bác sĩ, trong trường hợp bị chó cắn thì có phải đi tiêm phòng dại không?
+ Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính do vi rút dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng bị bệnh dại truyền vi rút dại sang người qua vết cắn, vết cào, liếm... Ở nước ta, chó nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người là chủ yếu (chiếm 95-97%), sau đó là mèo, chuột.
Những người mắc bệnh dại, khi lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, do đó nếu bị chó, mèo cắn, cào, biện pháp tốt nhất hiện nay là đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn tiêm phòng. Phải theo dõi chặt chẽ con vật xem chúng có biểu hiện của bệnh dại không. Nếu con vật có biểu hiện ốm, chết hoặc đi mất tích trong vòng 10 ngày (nghi ngờ bị mắc bệnh dại rất cao), lúc này người bị động vật nghi dại cắn bắt buộc phải đi tiêm phòng vắc xin ngay mà không có chống chỉ định, kể cả phụ nữ có thai.
Trường hợp: Vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân, thân); tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại thì chỉ cần theo dõi con vật trong vòng 10 ngày. Sau 10 ngày theo dõi kể từ lúc cắn người, dù con vật đó ốm hoặc chết thì lúc đó con vật không coi là nghi mắc bệnh dại nữa nên cũng không cần điều trị dự phòng bằng vắc xin.
Trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2015 đến nay chưa có dịch dại xảy ra. Tuy nhiên với thời tiết nắng nóng kéo dài, vi rút dại rất dễ lây lan và phát triển, mọi người dân cần hết sức cảnh giác, đề phòng các loại động vật nghi dại cắn, đặc biệt là chó, mèo.
- Vậy làm thế nào để phòng bệnh dại, thưa bác sĩ?
+ Cần tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại. Dự phòng trước phơi nhiễm bao gồm: Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao (cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, những người đi du lịch đến những vùng có lưu hành bệnh dại); tiêm nhắc lại theo định kỳ (áp dụng cho người thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại).
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: Xử lý vết thương bằng cách xối rửa kỹ các vết thương trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn I ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như: Rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Không làm dập nát vết thương, không nên khâu kín ngay vết thương. Nếu bắt buộc phải khâu nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng sau khi đã tiêm huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.000 trường hợp đến các cơ sở y tế khám vì bị chó, mèo cắn; trong đó 2.018 trường hợp tiêm phòng dại (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm). Có duy nhất 1 trường hợp năm 2014 tử vong do không đi tiêm phòng dại (trẻ 10 tuổi tại Tiên Yên), mặc dù đã được cán bộ y tế tư vấn cần tiêm phòng sớm nhưng gia đình không đưa con đi tiêm.
Hiện toàn tỉnh có 14 điểm tiêm vắc xin phòng dại tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và phòng tiêm Sapo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
- Việc tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người được tiêm không, thưa bác sĩ?
+ Từ cuối năm 2007 đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ sử dụng vắc xin dại tế bào (Verorab, Abhayrab) của các hãng vắc xin có uy tín trên thế giới đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Loại vắc xin này rất an toàn và hiệu quả bảo vệ cao, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người đi tiêm phòng, kể cả phụ nữ đang có thai. Từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng nặng sau tiêm vắc xin dại; chỉ có một số trường hợp phản ứng tại chỗ và toàn thân, như: Ngứa, đỏ tại chỗ vết tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn... Các phản ứng này tự khỏi sau vài ngày. Mặc dù vậy, khi tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại, nhất là với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính thì cần phải theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời những tác dụng không mong muốn của vắc xin.
Để vắc xin phát huy hiệu quả sau khi tiêm phòng, có được đáp ứng miễn dịch tốt nhất và kịp thời, người bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt; phải tiêm đúng lịch và đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian tiêm, người được tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích; không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ mũi tiêm phòng đầu tiên.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
V/v Yêu cầu báo giá May trang phục bảo hộ cho người lao động năm 2024-2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
Kế hoạch mua Giấy A3 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch mua Giấy A3 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin gửi tới các đơn vị, các nhà cung cấp bản tiêu chuẩn kỹ thuật của hạng mục như sau
V/v Yêu cầu báo giá vật tư, hóa chất, sinh phẩm… phục vụ cho các hoạt động tại CDC
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua: Máy đo độ loãng xương và Hệ thống nội soi tai mũi họng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá các trang thiết bị.
Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng gửi tới Quý công ty danh mục hàng hóa Trung tâm có nhu cầu mua sắm
Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng gửi tới Quý công ty danh mục hàng hóa Trung tâm có nhu cầu mua sắm
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hàng hóa, vật tư của khoa Hóa Sinh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hàng hóa, vật tư của khoa Hóa Sinh với nội dung cụ thể như sau
Kế hoạch lắp đặt bổ sung wifi cho trụ sở đơn vị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch lắp đặt bổ sung wifi cho trụ sở đơn vị. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin gửi tới các đơn vị, các nhà cung cấp bản tiêu chuẩn kỹ thuật của hạng mục như sau
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025