Người cao tuổi mắc bệnh khớp nên tập luyện thế nào?
Chứng bệnh khớp thường gặp khi có tuổi
Thực ra đó là một loại bệnh mạn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên, phần nhiều ở các khớp cổ, eo lưng, hông, gối, cổ tay, cổ chân cùng các khớp ngón. Nổi bật nhất là ở cổ, eo lưng, khớp gối. Bệnh phát từ từ, lúc đầu chỉ thấy khớp nhức mỏi, rồi đau và cứng. Sau khởi động sẽ nhẹ đi, nhưng lúc vận động nhiều sẽ đau tăng, nghỉ ngơi lại đỡ. Đến giai đoạn nặng sẽ đau lặp đi lặp lại nhiều lần, hoạt động bị hạn chế, miễn cưỡng, đau nhức thật khó chịu. Chụp Xquang chỗ khớp đau có thể thấy các khoảng trống do xương thu hẹp lại, chất xương tăng sinh ở các khe khớp. Có trường hợp thấy các ly thể tách rời từ xương sụn mà ra. Mức tăng sinh của xương và chứng trạng đau của nó nhiều khi không khớp nhau. Có người tăng sinh xương rất rõ nhưng lại không thấy đau rõ rệt. Nhưng có người thì ngược lại. Đó là do lao động, sinh hoạt, tập luyện và mức độ thích ứng ở từng người khác nhau. Đây cũng là một căn bệnh dễ có nhiều hiểu lầm (được nhắc đến nhiều, chỉ bảo sai cũng lắm, thuốc vô hiệu không ít mà cách trị bệnh cũng vậy).
Nguyên nhân không quá phức tạp. Người tuổi càng cao, xương sụn trên mặt khớp thoái hóa dần, có nghĩa là mềm yếu, mỏng và tính đàn hồi kém đi. Đó là biến đổi sinh lý bình thường theo lứa tuổi, không ai có thể tránh được. Chỉ có khác ở chỗ sớm/muộn, nặng/nhẹ mà thôi. Có một số không nhỏ người cao tuổi kiên trì tập luyện, lao động thường ngày đều đặn và thích hợp mà bệnh nhẹ dần và ít tái phát, thậm chí không đau nữa. Nhờ vận động hợp lý mà các khớp trên trơn, linh hoạt hơn, các dây chằng vững, các cơ tránh bị teo mà thêm sức co duỗi và tính đàn hồi.
Tập luyện vừa sức, tốt cho sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh xương khớp.
Sớm rèn luyện thể thao để dự phòng và hình thành thói quen tập luyện thường xuyên. Từ tuổi trung niên trở đi càng cần chú ý hoạt động các khớp cổ, eo lưng và chân tay. Cũng cần phòng chống béo phì vì thể trạng nặng sẽ tăng phụ tải cho khớp, làm bệnh dễ phát sinh hoặc nặng hơn. Tập sớm sẽ làm cho khớp sớm thích ứng, đến lúc cao tuổi có thể tránh hoặc giảm đau khớp.
Chọn môn, nội dung tập phù hợp với đặc điểm, bệnh tình của bản thân. Nên coi trọng vận động toàn diện như đi bộ, thể dục buổi sáng, múa thể dục, chơi cầu lông, bóng bàn, bơi, đi xe đạp… Ngoài ra, cũng chú trọng một số khớp trọng điểm dễ bị đau như đã kể trên.
Điều chỉnh lượng vận động thích hợp. Mỗi lần tập không nên quá nặng, mệt. Sau tập nên nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên tập đến mức thở hồng hộc và khớp đau ê ẩm.
Không nên làm một số động tác tập trung quá nhiều vào một khớp nào đó. Tập thái cực quyền luôn phải khom gối và không nên dễ ma sát quá mức ở các khớp trên. Nếu tập vừa sức sẽ tạo được tác dụng ma sát vừa phải, cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của cơ thể. Có thể tập các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo… để góp phần giữ gìn các khớp cùng tính linh hoạt của nó.
Khi khớp bị sưng đau, cần tạm ngừng tập. Có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Chờ khỏi, đỡ sưng đau hãy tập lại chỗ đó. Trong khi ấy vẫn nên tập luyện những bộ phận khác không bị đau, đừng nên nôn nóng.
Giải pháp phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh là có những mảnh vỡ di chuyển trong khớp gối gây cản trở, đau đớn khi vận động, có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật một cách thận trọng với bác sĩ chuyên khoa. Sau đó vẫn cần tham khảo và từ từ làm theo hướng dẫn của chuyên gia về các cách tập luyện phục hồi chức năng.
Thoái hóa và mắc các bệnh về khớp là không thể tránh được ở người cao tuổi. Nhưng như đã nói, cùng với chiều hướng thoái hóa đó còn có thể hình thành năng lực thích ứng. Dẫu có bệnh nhưng không thụ động, vẫn cho chỗ khớp đau được kích thích, tập luyện vừa phải, hợp với sức có thể giảm đau. Nếu không tập luyện, bệnh sẽ càng khó khăn hơn, còn có thể gây xốp xương, giòn xương.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025