Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Hiện nay, đái tháo đường được phân thành bốn loại chính:
Đái tháo đường type 1: Do phá hủy tế bào beta tụy, khiến cơ thể không còn hoặc còn rất ít insulin.
Đái tháo đường type 2: Chiếm 90-95% các trường hợp, xảy ra do giảm chức năng tế bào beta tụy trên nền đề kháng insulin, thường gặp ở người thừa cân, béo phì.
Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện trong thời gian mang thai.
Đái tháo đường do nguyên nhân khác: Bao gồm các trường hợp do thuốc hoặc hóa chất.
Trong đó, đái tháo đường type 2 trước đây thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, trở thành mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, khoảng 70% các trường hợp đái tháo đường type 2 có thể được dự phòng hoặc làm chậm tiến triển bệnh thông qua lối sống lành mạnh, bao gồm dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn.
Ai Có Nguy Cơ Mắc Đái Tháo Đường Type 2?
Các nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao:
- Người từ 45 tuổi trở lên.
- Chế độ ăn không lành mạnh, nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa đường cao.
- Ít vận động thể lực (dưới 30 phút/ngày, dưới 5 ngày/tuần).
- Thừa cân, béo phì, béo bụng.
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lào.
- Người mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tiền đái tháo đường.
- Có tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh, chị em ruột) mắc đái tháo đường type 2.
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc từng mắc đái tháo đường thai kỳ.
Phát Hiện Sớm Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Người thuộc nhóm nguy cơ nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu ít nhất một lần mỗi năm để phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm:
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Tăng cường vận động thể lực.
Những biện pháp này không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho gia đình và cộng đồng.
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định 5904/QĐ-BYT (2019) – Hướng dẫn quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã.
- Quyết định 5481/QĐ-BYT (2020) – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?
Người có cân nặng bình thường, thậm chí gầy cũng có thể mắc bệnh tiểu đường do yếu tố di truyền, thiếu vận động, ăn uống thiếu lành mạnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh