Người Việt chủ quan với “kẻ giết người thầm lặng”
Biến chứng nặng do tăng huyết áp
GS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cảnh báo rất nhiều người Việt Nam bị biến chứng nặng thậm chí tử vong vì chủ quan, lơ là với căn bệnh tăng huyết áp. Cách đây mấy ngày, Viện tiếp nhận một trường hợp bị liệt nửa người do bệnh tăng huyết áp. Bệnh nhân là bà T.T.V, 60 tuổi ở Hà Nội. Theo lời kể của gia đình, bà V phát hiện mắc bệnh tăng huyết áp cách đây 2 năm, tuy nhiên bà không điều trị hay khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Cách đây 1 tuần, bà V đột ngột bị liệt nửa người bên trái. Nhập viện cấp cứu tại Viện Tim mạch, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tăng huyết áp dẫn đến nhồi máu não. Huyết áp bệnh nhân đo được khi vào viện là 150/100 mmgHg.
Đến nay, sau 1 tuần điều trị, huyết áp của bệnh nhân đã kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải mất nhiều thời gian và kinh phí mới có thể vận động lại được.
Theo GS Nguyễn Lân Việt, số người bị tăng huyết áp tại Việt Nam trong những năm gần đang tăng lên. Hiện cả nước có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp.
Điều đáng nói là, số người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp cũng có xu hướng tăng lên. Theo điều tra mới nhất của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh, thành phố tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25%. Như vậy, cứ 4 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.
BS Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức, BV Tim Hà Nội cho biết, số người trẻ bị tăng huyết áp đến khám tại cơ sở này cũng tăng lên nhiều. Mới đây có trường hợp thanh niên mới 22 tuổi phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, liệt nửa người sau khi chơi thể dục. Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện bệnh nhân còn rất trẻ nhưng bị tăng huyết áp mà không điều trị, sau một lần gắng sức chơi thể thao cậu đã bị xuất huyết não – biến chứng của bệnh tăng huyết áp do không được điều trị. BS Hiếu cho biết khả năng phục hồi lại như bình thường của bệnh nhân là rất khó.
Nhiều người Việt chủ quan với căn bệnh tăng huyết áp "kẻ giết người thầm lặng" (Ảnh MH) |
Nên có thói quen kiểm tra huyết áp định kỳ
Nói về nguyên nhân người Việt chủ quan với căn bệnh tăng huyết áp, GS Nguyễn Lân Việt cho biết căn bệnh này được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai …. Những triệu chứng này người bệnh thường chủ quan bỏ qua, không đi khám sớm mà cho rằng đó là do mệt mỏi đơn thuần gây nên. Thậm chí, một số người biết mình bị tăng huyết áp nhưng khi uống thuốc thấy đỡ thì tự ý dừng luôn, không tái khám và theo dõi bệnh theo chỉ định của bác sĩ. “Nhiều trường hợp lúc thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì tiếp ngay sau đó cũng là kết thúc cuộc đời của họ, do đã bị xuất huyết não nặng nề…”, GS Nguyễn Lân Việt nói.
Trong số những người bị tăng huyết áp ở nước ta qua điều tra, có tới 52% không biết mình bị mắc bệnh, 30% số người biết bị bệnh nhưng không điều trị và có tới 64% số người biết bị tăng huyết áp đã được điều trị nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.
Chính vì chủ quan nên nhiều người bệnh tăng huyết áp gặp phải biến chứng nặng nề như tàn phế, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, suy thận …, thậm chí tử vong.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo để phòng biến chứng người bệnh cần dùng thuốc và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ, tái khám theo đúng định kỳ. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ: không uống nhiều bia rượu, không ăn những thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, lòng trắng trứng, thực phẩm chứa nhiều lipit … và tập thể dục hằng ngày.
“Do tỷ lệ mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng, người dân nên có thói quen kiểm tra định kỳ và có thể tự đo huyết áp ở nhà nhằm phát hiện sớm ca bệnh. Hằng năm mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện những bất thường về tần số tim hay nhịp tim đơn giản. Theo Tổ chức Y tế thế giới, người có huyết áp tâm thu từ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì được coi là bị tăng huyết áp. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, người mệt, hay có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh cần đi khám ngay”, GS Nguyễn Lân Việt cho biết.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Các thực phẩm quen thuộc giúp ổn định huyết áp
Thực phẩm như rau xanh, cá hồi, sữa chua, tỏi, lựu… là những loại 'thuốc' tự nhiên tốt cho huyết áp.
4 cách kiểm soát huyết áp không dùng thuốc
Bổ sung kali, ăn nhiều rau, thực hiện nhịn ăn gián đoạn và tập thể dục đều đặn là những cách đơn giản để kiểm soát huyết áp.
Cao huyết áp có yếu tố di truyền không?
Tuổi tác, lịch sử gia đình, giới tính có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc huyết áp cao và được xem là yếu tố rủi ro di truyền của tình trạng này.
Mẹo không tăng huyết áp mùa lạnh
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến huyết áp tăng cao dẫn đến các bệnh tim mạch, nên dự phòng bằng cách bớt ăn mặn, tập thể dục, hạn chế rượu bia, ngủ ngon.
Triệu chứng của huyết áp thấp và cách phòng ngừa
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Huyết áp thấp cũng ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025