Người Việt ở tâm dịch Ebola khó về nước
Người Việt khó về nước
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Trường Giang, Bí thư thứ 3 Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc kiêm nhiệm Guinea cho biết, hiện ở Guinea có khoảng 100 người Việt đang làm việc và sinh sống, trong đó tập trung chủ yếu ở thủ đô Conakry.
Con số này lớn gấp nhiều lần số người Việt ở 3 nước Tây Phi đang trong tâm dịch Ebola là Nigeria, Sierra Leone và Liberia.
Cộng đồng người Việt tại Guinea phần lớn làm phụ bếp, nhà hàng, một số làm photo lab và trên tàu cá.
Một phụ nữ nghi nhiễm Ebola được nhân viên bệnh viện kiểm tra thân nhiệt |
Ông Giang cho biết, tính đến ngày 18/8, hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp người Việt nào bị nhiễm Ebola tại Guinea.
Tuy nhiên, do tình hình dịch Ebola tại Guinea đang diễn biến căng thẳng (số liệu WHO đến hết ngày 18/8, tại Guinea đã có 396 trường hợp tử vong trên tổng số 570 ca mắc) nên bà con người Việt tại đây đang rất lo lắng.
"Kể từ khi dịch Ebola bùng phát vào tháng 7, Đại sứ quán thường xuyên liên hệ với bà con tại Guinea, hướng dẫn mọi người cách phòng chống Ebola theo khuyến cáo như rửa tay bằng xà phòng, nước sát trùng, tránh những nơi đông người, tránh sử dụng những trang thiết bị, phương tiện có tính chất cộng đồng cao như xe bus, taxi...", ông Giang thông tin.
Hiện tại, người Việt tại Guinea vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh và tiếp tục các công việc như thường lệ. Lác đác một số bà con có ý định về Việt Nam trong thời gian gần.
Tuy nhiên, theo ông Giang, việc ra khỏi Guinea để về Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng khó khăn.
"Hiện các nước đều tiến hành mạnh mẽ các biện pháp phòng chống virus Ebola. Hơn nữa duy chỉ còn hãng hàng không Maroc còn khai thác đường bay Guinea", ông Giang cho biết.
Trong một diễn biến mới nhất, vào ngày 19/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề nghị các nước có dịch tăng cường kiểm tra ở sân bay, cảng và cửa khẩu để bảo đảm không để người nhiễm sốt xuất huyết Ebola xuất cảnh, trừ phi đi chữa trị.
Kể từ 9/8, Guinea cũng đã tiến hành đóng cửa biên giới với 2 quốc gia láng giềng là Sierra Leone và Liberia. 12 điểm kiểm tra dọc biên giới được thiết lập để ngăn chặn những người nhiễm bệnh vượt biên.
Để hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Guinea, ông Giang cho biết sứ quán đã cung cấp số điện thoại trực 24/24, trong đó có số điện thoại và địa chỉ email của Đại sứ, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bà con trong mọi trường hợp.
"Đại sứ quán cũng thường xuyên liên lạc với Đại sứ quán các nước Guinea, Leberia tại Maroc để nắm thêm tình hình và đặt vấn đề các Đại sứ quán này hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết", ông Giang nói thêm.
Đường phố Sierra Leone vắng tanh
Từ thủ đô Freetown (Sierra Leone), anh Lê Trọng Nha, quản lý nhà hàng Indochine thông tin, tình hình dịch Ebola tại đây đang diễn tiến rất căng thẳng. Chính quyền giấu thông tin, còn nhận thức và ý thức của người dân rất kém.
"Mấy ngày nay thủ đô vắng tanh, các cơ quan đã đóng cửa gần hết. Chính quyền đã đóng cửa biên giới nhưng người dân họ vẫn chạy trốn nhiều lắm", anh Nha thông tin.
Anh Nha cho biết, phải nhờ người quen trong dinh Tổng thống dò thông tin, được biết chính quyền đang cân nhắc việc giới nghiêm toàn bộ.
Một khu chợ tạ thủ đô Freetown. Ảnh: NVCC |
Anh Nha lo ngại, tình hình căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh cũng như nền kinh tế của quốc gia này.
"Anh em tại đây vẫn đang theo dõi, cập nhật tình hình hàng ngày, nếu căng quá thì mình phải về nước. Trước mình hay bay Air France nhưng hiện không rõ các hãng hàng không còn hoạt động không", anh Nha lo lắng.
Tính đến ngày 18/8, tại Sierra Leone đã có 374 trường hợp nhiễm Ebola tử vong trên tổng số 907 ca mắc.
150 người Việt tại Maroc vẫn bình an
Ông Phạm Trường Giang thông tin, tại Maroc chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm Ebola (theo tuyên bố của nhà chức trách Maroc). Báo chí cũng không đưa tin nhiều về dịch Ebola.
Tại quốc gia này, duy có trường hợp một khách về Tây Ban Nha khi đi qua Maroc có triệu chứng sốt song kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân này chỉ sốt bình thường.
"Hiện cộng đồng người Việt tại Maroc có khoảng 150 người. Mọi người vẫn duy trì cuộc sống và làm việc như thường lệ. Trong những cuộc tiếp xúc gần đây, bà con ta vẫn bắt tay, ôm hôn (như tập quán tại Maroc). Nhìn chung không thấy bà con ‘tỏ ra đề phòng’ trong tiếp xúc và cũng không thấy ai đề cập tới dịch Ebola", ông Giang thông tin.
Ông Giang cho biết, so với xã hội Maroc nói chung, bà con người Việt tại đây có đời sống từ trung bình trở lên.
Để duy trì các mối quan hệ, Maroc vẫn duy trì đường bay của hãng hàng không Hoàng gia Maroc đi các nước Guinea và Libera, tiến hành thắt chặt việc kiểm tra hành khách quá cảnh tại các sân bay.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.