Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết lúc giao mùa
Sốt xuất huyết lây lan khá nhanh do muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh. Truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes aegypti thường đậu ở nơi tối trong nhà, chăn màn, dây phơi, trên quần áo và các đồ dùng sinh hoạt khác (gặp nhiều ở vùng đô thị); muỗi Aedes albopictus thích sống ở những nơi rậm rạp như ở lùm cây (gặp nhiều ở vùng nông thôn). Các loại muỗi trên đẻ trứng, sinh sản trong ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà, như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi Aedes có thể sinh sản quanh năm, mạnh vào những tháng trong và sau mưa.
Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). |
Công tác phòng, chống sốt xuất huyết được tỉnh triển khai quyết liệt. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn về nhân lực, vật tư cho công tác phòng, chống khi có dịch sốt xuất huyết. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành khoanh vùng xử lý, khống chế không để dịch lây lan; tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết; mở các lớp phòng, chống sốt xuất huyết cho cán bộ, nhân viên y tế các tuyến; tổ chức một số chiến dịch tổng vệ sinh môi trường... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thực hiện giám sát véc tơ và ca bệnh sốt xuất huyết ở 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh; trực tiếp tham gia xử lý một số ổ dịch trong năm 2018...
Mặc dù vậy, ý thức của người dân ở một số nơi về phòng chống sốt xuất huyết chưa cao: Để nước ứ đọng ở chậu cây cảnh, các lọ, mảnh sành; chưa thường xuyên thay nước ở các bình hoa; chứa nước trong lu, chậu không đậy nắp...
Loài muỗi Aedes truyền vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết |
Cùng với đó, vẫn còn tình trạng nhầm lẫn sốt xuất huyết với một số bệnh khác. Trên địa bàn tỉnh đang tồn tại một số bệnh sốt có phát ban. Theo bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), với bệnh nhân sốt xuất huyết thể cổ điển sẽ có những triệu chứng: Sốt cao, sốt có thể lên đến 40-41 độ C; đau đầu nhiều; đau phía sau mắt; đau cơ, đau khớp; buồn nôn và ói mửa; phát ban. Khác với sởi và một số bệnh khác, các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Với trẻ em, khi bị sốt xuất huyết sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến gia đình thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi nặng hơn, ngoài các triệu chứng như đã nói trên, người bệnh còn kèm theo chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím; nặng hơn nữa bị thoát huyết tương khỏi lòng mạch, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, dẫn tới tình trạng sốc do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do mất máu quá nhiều, tình trạng này thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 6 của bệnh, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, để phòng chống, cách tốt nhất là diệt trừ muỗi Aedes truyền bệnh bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hằng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà (chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...); dọn vệ sinh môi trường; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thường xuyên thay nước bình hoa; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện để diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; ngủ trong màn.
Khi gia đình có người bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị, theo dõi kịp thời. Cho người bệnh nằm trong màn để tránh muỗi đốt lây lan bệnh sang người khác.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu