Nguy cơ dịch bệnh rất cao ở cả bên ngoài lẫn trong nước
![]() ![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:Lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng. Trong điều kiện bình thường mới, tất cả hoạt động phải được tổ chức an toàn. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến ngày 27/4, thế giới ghi nhận hơn 148 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 3,1 triệu ca tử vong. Đáng chú ý, trong 4 tuần qua, thế giới ghi nhận hơn 18 triệu ca mắc COVID-19, chiếm 12,4% tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch, trong đó có hơn 290 nghìn ca tử vong, chiếm 9,4%.
Tại Ấn Độ, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng cao, trong khi hệ thống y tế đang có nguy cơ sụp đổ. Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ mất cảnh giác khi dịch COVID-19 được kiểm soát trong thời gian dài (từ tháng 1-3/2021) và dỡ bớt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cho phép tập trung đông người trở lại.
Các chuyên gia nhận định, nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong thời gian gần đây, một số quốc gia có chung đường biên giới hoặc ở gần Việt Nam có ca nhiễm tăng cao như: Thái Lan, Lào, Campuchia.
Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh trong nước đến nay được kiểm soát tốt, cả nước đã qua 33 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian qua đều là ca nhập cảnh đã được cách ly. Do đó, người dân dễ nảy sinh tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang. Trên cả nước vẫn còn những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc các trường hợp nếu không quản lý tốt sẽ có thể có ca nhiễm với biến chủng lây lan tốc độ nhanh, dẫn đến nguy cơ ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt, trong dịp các ngày nghỉ lễ dài 30/4, 1/5 và nghỉ hè, đây là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người nên nguy cơ lây nhiễm lớn.
Kiên trì chiến lược, nguyên tắc chống dịch
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nguy cơ dịch bệnh rất cao không chỉ từ các nước có biên giới giáp Việt Nam mà ngay cả trong nước vì chúng ta vẫn phải tiếp nhận các chuyên gia vào làm việc, đón bà con bị kẹt ở nước ngoài về. Bằng chứng mới nhất là tại Yên Bái, khi đón đoàn chuyên gia Ấn Độ vào đã lây cho một nhân viên ở khách sạn cách ly. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục có các biện pháp ngăn chặn, kiên trì nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả.
Cùng với việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, các lực lượng phòng chống dịch, cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở phải tăng cường vận động, tuyên truyền người dân ở các xã, tỉnh biên giới và trên toàn quốc nếu thấy người có biểu hiện hoặc từ nước ngoài về thì báo ngay cho chính quyền, lực lượng chức năng.
Ban Chỉ đạo đã giao cho Bộ TT&TT chỉ đạo và hỗ trợ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh ở khu vực biên giới và địa phương có vùng biên.
Đối với người nước ngoài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh từ trước đến nay chúng ta vẫn kiểm soát chặt chẽ, có kế hoạch chủ động, phục vụ yêu cầu kiểm soát dịch, đồng thời phát triển kinh tế thông qua cơ chế xét thị thực nhập cảnh với sự thống nhất của tổ công tác gồm lãnh đạo 5 bộ Ngoại giao, Y tế, Công an, Quốc phòng, GTVT; đảm bảo người nhập cảnh phục vụ mục đích phát triển kinh tế theo đề nghị của các DN ở Việt Nam, có đầy đủ cơ sở cách ly.
![]() |
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Chúng ta cũng kiên trì kêu gọi, khuyến khích bà con người Việt Nam ở nước ngoài, trong thời điểm dịch bệnh, cố gắng hạn chế di chuyển và ở lại, tuân thủ các biện pháp chống dịch của nước sở tại. Trường hợp thực sự cần thiết phải về nước thì bà con đi theo đường hợp pháp.
Những địa bàn ở xa, chúng ta vẫn tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa bà con về nước phù hợp với tình hình chống dịch ở khu vực, nước sở tại và tình hình dịch trong nước, bảo đảm an toàn.
Đối với số bà con người Việt Nam ở Ấn Độ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết đại sứ quán Việt Nam tại đây vẫn hỗ trợ, giữ liên hệ chặt chẽ, một số bà con có nguyện vọng về nước, chúng ta đang thu xếp để đưa về trong thời gian sắp tới.
Trước thực tế hầu hết bà con Việt Nam nhập cảnh qua biên giới đường bộ có hoàn cảnh rất khó khăn, Ban Chỉ đạo thống nhất quan điểm đề nghị Chính phủ không thu phí xét nghiệm, cách ly những trường hợp, không để một số người vì lý do phải đóng phí cách ly, xét nghiệm mà vượt biên, nhập cảnh trái phép. Tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép phải xử lý nghiêm. “Không thể vì một vài người mà gây hoạ cho đất nước”.
![]() |
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn thông tin về trường hợp nhiễm COVID-19 của nhân viên trong khách sạn cách ly chuyên gia Ấn Độ tại Yên Bái. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Chuẩn bị phương án chống dịch trong tình hình mới
Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện phương án xét nghiệm, kết hợp các loại công nghệ phục vụ các tình huống dịch bệnh khác nhau, trên tinh thần đẩy nhanh tốc độ, tiết kiệm chi phí.
Bộ Y tế phải cập nhật những công nghệ xét nghiệm mới của quốc tế nếu đã có bằng chứng sử dụng hiệu quả thì cho nhập khẩu nhanh, mặt khác đẩy nhanh nghiên cứu trong nước, để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch trong tình hình mới với những biến chủng có tốc độ lây lan rất nhanh.
Những địa phương có nguy cơ cao, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam, phải tăng cường năng lực xét nghiệm, không để tình trạng xảy ra dịch bệnh trên địa bàn mà không xác định được tình hình kịp thời do thiếu năng lực xét nghiệm.
Ban Chỉ đạo thống nhất giao cho các bộ ngành liên quan rà soát lại năng lực các khu cách ly tập trung, cả quân sự lẫn dân sự, bảo đảm cách ly tuyệt đối đối an toàn, không để lây nhiễm chéo, đồng thời có phương án mở rộng các khu cách ly sẵn sàng cho trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ quy trình giám sát, theo dõi y tế sau cách ly tập trung.
Bộ TT&TT phải chỉ đạo, hỗ trợ để tất cả các cơ sở cách ly tập trung đều được lắp đặt camera giám sát, kết nối trực tuyến, mở cho nhiều cơ quan cùng giám sát.
Về khoanh vùng, dập dịch, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có sự điều hành thống nhất khi các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo thẩm quyền được giao nếu cách ly các vùng ở khu vực giáp ranh với tỉnh, thành phố khác thì phải có sự bàn bạc, thống nhất. Trường hợp giãn cách, cách ly toàn tỉnh phải trao đổi ý kiến với các tỉnh, thành phố lân cận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương phải khoanh vùng gọn nhất có thể, những trường hợp chưa đủ căn cứ khoanh gọn ngay thì khi khoanh vùng rộng hơn phải có thời hạn và khẩn trương xác định khu vực có dịch, bảo đảm an toàn, bớt xáo trộn nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ cơ sở, trang thiết bị, vật tư đảm bảo đầy đủ cho phòng chống dịch, điều trị phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Lãnh đạo các bộ ngành là thành viên Ban Chỉ đạo phải đi kiểm tra công tác phòng chống dịch ở các địa phương, đặc việc là việc thực hiện thông điệp 5K, xử phạt người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng; việc cập nhật thông tin vào hệ thống an toàn COVID (antoancovid.vn) của các tổ chức, pháp nhân, doanh nghiệp.
![]() |
Ban Chỉ đạo đã giao cho Bộ TT&TT chỉ đạo và hỗ trợ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh ở khu vực biên giới và địa phương có vùng biên. Ảnh VGP |
Bộ Y tế phải có giải pháp đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; khẩn trương, tích cực đàm phán các nguồn vaccine nhập khẩu; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Ban Chỉ đạo nhấn mạnh vaccine là phương tiện chống dịch hiệu quả, phải cố gắng có vaccine sớm nhất có thể, tiêm cho người dân với tỷ lệ cao nhất có thể.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hạn chế các sự kiện tập trung đông người; trường hợp cần thiết phải tổ chức thì cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghiêm các yêu cầu, điều kiện quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, đặc biệt là vấn đề đeo khẩu trang.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng nhưng vì mục tiêu kép nên vẫn phải duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, văn hoá, du lịch… Điều quan trọng là trong điều kiện bình thường mới, tất cả hoạt động phải được tổ chức an toàn. Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã bàn và thống nhất quán triệt nghiêm túc việc chủ động phòng chống dịch bệnh. Đối với cá nhân thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đầu tiên là cơ sở y tế, trường hợp thực hiện nghiêm các yêu cầu về an toàn COVID-19; thường xuyên tự kiểm tra và cập nhật kết quả thực hiện trên bản đồ phòng chống dịch COVID-19 (antoancovid.vn).
Chúng ta không thể để tình trạng một bệnh viện hay một nhà máy thực hiện không nghiêm, để xảy ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến cả nước.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh