Nguy cơ ngay từ khi còn nhỏ
Hiện không có một mốc đơn giản để xác định tăng HA ở trẻ em do HA còn thay đổi theo tuổi và theo sự phát triển của trẻ.
![]() Béo phì là nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ. Ảnh: TL |
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng HA ở trẻ em. Hàng đầu là các nguyên nhân như bệnh lý thận: viêm cầu thận, viêm bể thận, thận đa nang, tổn thương thận do thuốc, hẹp động mạch thận…; bệnh lý tim mạch như hẹp eo động mạch chủ; bệnh lý hệ nội tiết như cường giáp, u tủy thượng thận, suy thượng thận…; bệnh lý thần kinh như tăng áp lực nội sọ, viêm tủy, hội chứng Guillain - Barré; do dùng một số thuốc cường giao cảm, do tăng natri máu….
Tăng HA nguyên phát cũng có thể gặp ở trẻ em tuy hiếm hơn tăng HA có nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ tăng HA nguyên phát là béo phì (BMI trên 25), tiền căn gia đình có người tăng HA, đái tháo đường, tăng cholesterol và triglyceride máu, do stress, do chế độ ăn…
Tăng huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm?
Tăng HA ở TE gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là hội chứng ngừng thở khi ngủ; đột quị não; nhồi máu cơ tim; suy tim; suy thận, các tổn thương đáy mắt; các triệu chứng về thần kinh - tâm thần như đau đầu, chóng mặt, khó tập trung học tập… làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bình thường của trẻ cả về hiện tại và tương lai.
![]() Cần theo dõi huyết áp thường xuyên để điều chỉnh thuốc điều trị. |
Chẩn đoán tăng HA ở trẻ em
Chẩn đoán tăng HA ở trẻ em dựa vào trị số HA đo được bằng một bộ đo HA chuẩn (chiều dài của túi cao su trong băng đo HA bằng 80% và chiều rộng bằng 40% chu vi cánh tay trẻ). Có thể đo nhiều lần hoặc theo dõi HA liên tục 24h để đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán. Trị số HA đo được sẽ so sánh với trị số HA cao theo từng lứa tuổi như 6 - 7 tuổi, 8 - 9 tuổi…để kết luận là có tăng HA hay không?
Một số phương pháp cận lâm sàng cũng nên được tiến hành để chẩn đoán nguyên nhân tăng HA như siêu âm doppler tìm dấu hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ; các xét ngiệm đường máu, mỡ máu; xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tuyến yên, tủy thượng thận...
Điều trị có như người lớn?
Thay đổi lối sống cho trẻ là biện pháp đầu tiên được áp dụng nhằm làm giảm HA. Sau khi đã áp dụng các phương pháp trên không kết quả, các thuốc hạ huyết áp sẽ được chỉ định để đưa trị số HA của trẻ về bình thường. Các thuốc được dùng là thuốc lợi tiểu để thải bỏ nước và muối; thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển cũng thường được sử dụng để điều trị tăng HA ở trẻ em. Theo dõi HA thường xuyên để điều chỉnh lượng thuốc điều trị.
Điều trị nguyên nhân gây tăng HA như phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận, điều trị cường giáp, u tủy thượng thận, các bệnh lý về thận cũng có thể được tiến hành nếu có sự hiện diện của các nguyên nhân nói trên.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho sức khỏe.Ảnh: TL |
Thay đổi lối sống cho trẻ bao gồm duy trì cân nặng ở mức lý tưởng (BMI từ 18 – 22); cung cấp cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh: nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi, ít đường, đạm và mỡ; giảm lượng muối trong bữa ăn của trẻ: trẻ 4 – 8 tuổi, lượng muối dưới 1.200 milligrams/ ngày, trẻ lớn hơn lượng muối dưới 1500 milligrams/ ngày; khuyến khích trẻ hoạt động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày, hạn chế trẻ ngồi xem TV, chơi game; tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung của cả gia đình…
Tóm lại, tăng HA ở trẻ em nên được chú ý theo dõi ngay từ khi trẻ mới lọt lòng mẹ, nhất là ở những trẻ có các yếu tố nguy cơ như bố mẹ, anh chị em ruột bị tăng HA. Điều chỉnh lối sống là một biện pháp hữu ích để phòng ngừa và điều trị tăng HA ở trẻ em.
Tập huấn truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần
Từ ngày 27 đến 28/3, tại thành phố Cẩm Phả, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình tập huấn về truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ tổ truyền thông, mạng lưới truyền thông Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần. Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tham dự chương trình.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024
Ngày 9/1/2025, tại Thành phố Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc trên tổng số 600 tác phẩm báo chí của hơn 1000 nhà báo, phóng viên, tác giả trên cả nước đã được vinh danh và trao giải. Trong đó, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Quảng Ninh) vinh dự được trao 01 giải Nhì (thể loại phát thanh) và 01 giải Ba (thể loại truyền hình).
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025