Nguy cơ tiềm ẩn viêm não Nhật Bản
![]() |
Tư vấn cho các bà mẹ về tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản và các bệnh khác thường gặp ở trẻ tại Trạm Y tế phường Hồng Hà (TP Hạ Long). |
Theo bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính. Trẻ dưới 15 tuổi dễ mắc bệnh này nhất. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, song nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. Loài muỗi chính là trung gian lây truyền bệnh. Vào mùa hè, các loại quả thường chín rộ, thu hút các loại chim di cư đến ăn quả. Đây chính là nguồn mang vi rút bệnh. Khi muỗi đốt những con chim mang bệnh, truyền sang gia súc gây bệnh viêm não ở gia súc, tạo thành các ổ dịch. Từ những gia súc mang bệnh, muỗi lại truyền sang người, gây nhiễm bệnh cho người. Thêm nữa, mùa hè, muỗi sinh trưởng nhanh nên khả năng truyền bệnh cho người cũng rất cao.
Qua điều tra, giám sát hàng năm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho thấy, loại muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường xuyên lưu hành ở cả 14 địa phương trong tỉnh. Trong khi đó, nhiều thôn, xóm trên địa bàn vẫn còn tình trạng chăn nuôi gia súc gần nhà. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn để bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát.
Bác sĩ Ninh Văn Chủ khuyến cáo: Khi bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản, thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 6 ngày, ngắn nhất là 24 giờ và có khi kéo dài lên tới 14 ngày, thường ít có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh khởi phát rất nhanh. Một trẻ khoẻ mạnh bình thường đột nhiên sốt ly bì, đau đầu, nôn, co giật, đờ đẫn, mệt mỏi rồi hôn mê. Giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não, triệu chứng phổ biến là cứng gáy. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, co giật, run, liệt nửa người. Bệnh nhân rơi vào rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau, từ ngủ gà đến hôn mê sâu. Các trường hợp nặng dẫn đến tử vong. Nếu thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho người mắc bệnh viêm não Nhật Bản mà chủ yếu điều trị triệu chứng, hồi sức tích cực, phục hồi chức năng và nâng cao thể trạng cho người bệnh. Di chứng để lại của bệnh này khá nặng nề. Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với ba liều cơ bản: Mũi đầu tiên lúc trẻ được một tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ một - hai tuần; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai một năm. Sau đó cứ ba - bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Điều này giúp 90% số trẻ tiêm phòng được bảo vệ khỏi bệnh viêm não Nhật Bản.
Được biết, cuối tháng 7 này, tỉnh sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, người dân cần đưa con em mình đi tiêm đầy đủ. Bên cạnh biện pháp tiêm phòng, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm; giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; khi đi ngủ cần mắc màn; thường xuyên phun diệt muỗi; không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Sự chủ động của mỗi người dân là giải pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.