Nguy cơ tiêu chảy cấp tăng cao mùa đông xuân
Đông xuân là thời điểm lý tưởng cho các loại virus và vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho trẻ nhỏ. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý căn bệnh tiêu chảy do virus Rota.
Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu và thời tiết, trong khi virus Rota luôn rình rập xung quanh. Chúng tấn công mạnh nhất vào giai đoạn đông xuân, từ tháng 10 đến tháng 4. Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, có khoảng 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do virus Rota.
Tiêu chảy do virus Rota dễ lây lan, có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc ngoài tay hoặc đồ vật. Trẻ 6-24 tháng tuổi dễ nhiễm virus Rota nhất, bởi đang trong thời kỳ tập bò, cầm nắm đồ vật và đưa vào miệng.
Tại Việt Nam, tiêu chảy do virus Rota thuộc nhóm 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh phổ biến, song dễ nhầm lẫn với chứng tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Nhiều cha mẹ không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, khiến hậu quả thường nghiêm trọng.
Sốt là một trong những triệu chứng đầu tiên khi trẻ nhiễm virus Rota. Ảnh: Shutterstock |
Cha mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ, có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy.
- Tiêu chảy phân lỏng toàn nước, có thể lẫn đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài 3-9 ngày.
- Sốt vừa phải.
- Đau bụng.
Nôn và tiêu chảy khiến trẻ dễ mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm thường gặp là khô kiệt do mất nước và muối, dẫn đến trụy mạch và tử vong. Cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng mất nước như da lạnh, hôn mê, mắt trũng sâu, khô miệng, cảm giác khát nước, hoa mắt khi đứng... để bù điện giải kịp thời.
Virus Rota hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, phòng bệnh là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ tránh mệt mỏi, đau đớn và phòng biến chứng nguy hiểm. Mẹ cần giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé bằng cách rửa tay đúng cách, tắm gội bằng xà phòng, vệ sinh đồ chơi…
Trẻ cũng nên bú sữa mẹ suốt 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng, uống văcxin ngừa tiêu chảy do virus Rota theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Văcxin hiện có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ tại các bệnh viện sản, nhi, trung tâm y tế dự phòng trên cả nước. Phác đồ uống gồm 2 hoặc 3 liều tùy theo loại văcxin.
Trẻ có thể bắt đầu uống văcxin ngừa virus Rota từ 6 tuần tuổi. Cha mẹ lưu ý, hoàn tất lịch uống càng sớm càng tốt, trước 6 tháng tuổi, để trẻ có thêm miễn dịch phòng bệnh.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh