Nguy cơ về triệu chứng COVID kéo dài ở người nhiễm sau tiêm phòng
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Stuttgart, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các số liệu mới nhất trong một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy dù những người mắc COVID-19 sau khi tiêm phòng đủ sẽ không mắc bệnh nặng, nhưng vaccine không giúp bảo vệ họ khỏi nguy cơ mắc các triệu chứng "COVID kéo dài," hay còn gọi là "Long COVID."
Trong 6 tháng, các nhà nghiên cứu xem xét 9.479 trường hợp đã tiêm phòng đầy đủ nhưng được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 và so sánh với một số lượng tương tự các bệnh nhân COVID-19 chưa được tiêm phòng.
Kết quả cho thấy những ca nhiễm sau tiêm "có ít nguy cơ mắc các triệu chứng nặng" như cần điều trị tích cực hay hỗ trợ thở hoặc xuất hiện cục máu đông ở phổi hoặc chân tay.
Tuy nhiên, các triệu chứng "COVID kéo dài" xảy ra với tỷ lệ tương đương nhau giữa những người đã tiêm và chưa tiêm phòng.
Nghiên cứu đã được công bố trên trang medRxiv chuyên về các nghiên cứu y học và đang chờ ý kiến các chuyên gia.
Chuyên gia Maxime Taquet, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết đối với những ca nhiễm sau tiêm trên 60 tuổi, vaccine đã giúp bệnh nhân chỉ mắc các triệu chứng nhẹ, thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng.
Ông nhấn mạnh: "Vaccine vẫn là cách hữu hiệu để ngăn chặn các triệu chứng COVID-19 (kể cả COVID kéo dài)."
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết thêm rằng "các phát hiện của nghiên cứu cho thấy những người nhiễm sau tiêm vẫn cần cảnh giác với các triệu chứng tiềm ẩn."
Trong một nghiên cứu khác, đăng trên tập san học thuật JAMA Oncology của Hiệp hội Y khoa Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện rằng số ca khỏi bệnh COVID-19 gia tăng ở các bệnh nhân ung thư ở châu Âu.
Nghiên cứu xem xét số liệu của hơn 2.600 bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 được điều trị tại 6 quốc gia từ tháng 2/2020 đến 2/2021 và tính toán tỷ lệ tử vong trong hai tuần đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Bác sỹ David James Pinato, tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: "Các nghiên cứu ban đầu về chủ đề này cho thấy tỷ lệ tử vong từ 30-40% ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu mới nhất cho thấy trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, tỷ lệ này đã giảm dần, ngay cả trước khi việc tiêm vaccine được triển khai."
Theo ông Pinato, tỷ lệ này đã giảm xuống tới 12,5% trong làn sóng lây nhiễm thứ hai ở châu Âu.
Nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân ung thư được chẩn đoán trong thời gian mới bùng phát dịch COVID-19 cũng có nhiều triệu chứng COVID-19 hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ khỏi bệnh gia tăng không chỉ liên quan đến các loại thuốc điều trị tốt hơn, mà còn nhờ khả năng xét nghiệm tốt hơn cho phép chẩn đoán sớm hơn.
Theo một nghiên cứu đăng trên Clinical Infectious Diseases, những người đã sử dụng loại thuốc kháng CD20 (anti-CD20) chữa viêm khớp dạng thấp, ung thư, xơ cứng màng tế bào... (vốn ức chế phản ứng miễn dịch) vẫn có hy vọng được bảo vệ trước COVID-19 nếu tiêm vaccine theo công nghệ mRNA của các hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phản ứng với vaccine mRNA của 37 bệnh nhân đang dùng các loại thuốc nói trên và so sánh với 22 người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Chỉ 70% bệnh nhân có thể sinh kháng thể khi được tiêm vaccine mRNA và mức độ này thấp hơn nhiều ở những người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, cả hai nhóm có số tế bào miễn dịch tương đương nhau, được gọi là tế bào T, có thể nhận diện và tấn công virus.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi gợi mở rằng bệnh nhân dùng thuốc anti-CD20 hoàn toàn có thể sinh tế bào T khi được tiêm vaccine mRNA," dù lượng kháng thể sinh ra không tương đương với người khỏe mạnh.
Chuyên gia Christiane Eberhardt, tại Đại học Geneva ở Thụy Sĩ, cho biết quy mô nghiên cứu trên "không cho phép kết luận chắc chắn về mức độ bảo vệ khỏi các triệu chứng nặng của COVID-19 ở các bệnh nhân đang dùng loại thuốc trên."
Ông khuyến cáo các bệnh nhân nói trên "vẫn cần cảnh giác và tự bảo vệ mình khỏi COVID-19."./.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025