Nguyên nhân biến thể nCoV mới lan tràn Ấn Độ
Hiện, Ấn Độ là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với gần 15 triệu ca Covid-19, gần 179.000 người đã tử vong. Riêng hôm 19/4, nước này ghi nhận 261.500 ca nhiễm mới, con số kỷ lục, với 1/6 người được xét nghiệm cho kết quả dương tính nCoV. Số ca nhiễm mới tăng vọt tại đất nước tỷ dân đã tạo điều kiện cho các biến thể nCoV lây lan rộng rãi. Trong đó, đáng chú ý có biến thể B.1.617 chứa đột biến kép E484Q và L452R, có khả năng lây lan dễ dàng hơn và giảm hiệu quả vaccine.
Theo Covid-19 CG, một công cụ theo dõi của Viện Nghiên cứu Broad, Mỹ, Ấn Độ xếp hạng 85 trong số 134 quốc gia về tỷ lệ các ca Covid-19 được giải trình tự gene. Theo đó, chỉ khoảng 0,05% tổng số ca mắc của Ấn Độ được giải trình tự gene, xếp sau Australia là 47,4%, Anh là 7,7% và Mỹ là 0,75%.
Giải trình tự gene là công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống dịch. Những quốc gia không thực hiện điều này sẽ tạo ra "điểm mù", tiếp tay cho các biến thể phát triển và lây lan trước khi được phát hiện.
Vào tháng 3, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết cả ba biến thể từ Anh, Nam Phi, Brazil có khả năng lây nhiễm dễ dàng hơn trên đều có mặt tại nước này, cùng với biến thể mới B.1.617. Biến thể này đã lan sang cả California, Mỹ, theo tiến sĩ Benjamin Pinsky, giám đốc Phòng thí nghiệm Virus Lâm sàng của Đại học Stanford.
"Chúng tôi đang vật lộn trong sự mơ hồ. Không có dữ liệu và cuộc thảo luận nào về việc giải trình tự gene", bác sĩ Amir Ullah Khan, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển và Thực hành Chính sách Ấn Độ, cho biết.
Tại Ấn Độ, giải trình tự gene được triển khai bởi 10 phòng thí nghiệm. Tiến sĩ Anurag Agrawal, giám đốc Viện Nghiên cứu Gene và Sinh học Tích hợp, cho biết các cơ sở này có khả năng phân tích 25.000 đến 30.000 mẫu gene mỗi tháng. Trước đây, khi tỷ lệ lây nhiễm thấp, họ chỉ xử lý 4.000 mẫu mỗi tháng vì mức này đã đủ để xác định biến thể chiếm ưu thế.
Ông Agrawal cho biết Ấn Độ đang nỗ lực giải trình tự gene nhằm xác định biến thể trội ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở bang Punjab, biến thể từ Anh là phổ biến nhất. Trong khi đó, tại bang Maharashtra, biến thể B.1.617 đang chiếm ưu thế.
Các phòng thí nghiệm của chính phủ đang có kế hoạch tăng giải trình tự để đưa ra cảnh báo kịp thời. "Việc giải trình tự gene cần phải được thực hiện nhiều hơn vào thời điểm này, khi tình hình trở nên tồi tệ hơn", ông Agrawal nói thêm.
Một số chuyên gia nhận định tiến độ giải trình tự gene ở Ấn Độ chỉ giúp phát hiện biến thể sau khi nó đã lây cho rất nhiều người. Theo ôn Joel Sevinsky, nhà sáng lập tổ chức Theiagen Genomics, cần có ít nhất 10% ca nhiễm virus được giải trình tự gene thì một quốc gia mới có đủ thông tin để xác định biến thể khi nó bắt đầu nổi lên.
Tại Ấn Độ, nỗ lực thúc đẩy giải trình tự gene vấp phải một số vấn đề tương tự đợt xét nghiệm Covid-19 năm 2020. Trở ngại bao gồm sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và sự tham gia ít ỏi của khu vực tư nhân. Có thể thấy rõ qua thực tế các phòng thí nghiệm được phép giải trình tự gene đều của chính phủ.
Nhiều cơ sở xét nghiệm, nơi cung cấp các mẫu nCoV dương tính cho các phòng thí nghiệm, đã bị dỡ bỏ sau khi chính quyền tuyên bố chiến thắng đại dịch vào năm ngoái, tiến sĩ Khan cho biết. Theo ông, chính phủ đã tập trung vào chiến dịch tiêm chủng, thay vì xác định biến thể virus, dẫn đến làn sóng lây nhiễm hiện nay.
"Chúng tôi đang mắc phải sai lầm tương tự như năm 2020. Ấn Độ lãng phí nhiều thời gian vì giải trình tự gene chậm trễ", ông Khan nhận xét.
Tiến sĩ Lalit Kant, nguyên trưởng phòng dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm của Hội đồng Nghiên cứu Y Khoa Ấn Độ, cho biết các bang phải gửi 5% tổng số mẫu bệnh phẩm của người mắc Covid-19 đến phòng thí nghiệm, nhưng họ đã không cung cấp đủ.
Tiến sĩ Agrawal cho rằng trở ngại chính là việc phát triển mạng lưới để lấy mẫu nhanh chóng từ các khu vực. Bất kỳ sự chậm trễ nào đồng nghĩa với thông tin kém kịp thời hơn và ảnh hưởng đến quyết định về sức khỏe cộng đồng, ông cho hay. Ngoài ra, thiếu dữ liệu về các biến thể cũng cản trở việc đánh giá hiệu quả của vaccine.
Một cảnh sát đang giữ trật tự đám đông chờ tàu ở Mumbai ngày 14/4. Ảnh: AP.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh