Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm
1. Thiếu vệ sinh
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là quá trình xử lý và chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Vì các loại vi-rút có thể dễ dàng lây truyền qua trái cây, rau và thịt, nên cần rửa tay đúng cách trước và sau khi xử lý thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm cần tránh:
- Bỏ qua bước rửa tay và cầm thực phẩm sau khi đi vệ sinh, xử lý thùng rác hoặc xử lý thịt sống.
- Cầm thực phẩm ngay cả khi bạn bị nhiễm vi-rút như viêm gan A, có vết cắt, nhiễm trùng da hoặc vết thương hở trên da.
- Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm.
2. Do lây nhiễm chéo
Lây nhiễm chéo là sự lây truyền vi khuẩn hoặc vi-rút từ nơi này sang nơi khác, đối tượng này sang đối tượng khác. Lây nhiễm chéo có thể xuất hiện khi sử dụng thớt để chế biến thịt sống sau đó lại dùng để chế biến thực phẩm khác. Loại lây nhiễm này thường gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm mà nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những cách đơn giản để phòng lây nhiễm chéo:
- Sử dụng đĩa, dao và thớt riêng khi chế biến rau/trái cây tươi và thịt, cá, trứng sống.
- Để riêng đồ sống và đồ chín.
- Rửa thớt với nước nóng và nước khử trùng thường xuyên.
3. Nấu không đúng cách
Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn hoặc vi trùng. Vì vậy, điều quan trọng là phải nấu thức ăn ở nhiệt độ hợp lý, tùy vào từng loại thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, luôn ăn thực phẩm khi ấm và tránh ăn đồ dư thừa.
4. Không bảo quản thực phẩm đúng cách
Khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, phần lớn trái cây và rau và ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, cần bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, cần bảo quản rau và những thực phẩm không phải rau trong hộp riêng hoặc để tách riêng nhằm tránh lây bẩn và do đó làm hỏng thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu bạn để thực phẩm trong tủ lạnh, cần làm ấm trước khi ăn và nhanh chóng đặt phần thực phẩm còn thừa vào lại trong tủ lạnh (không để thực phẩm đã chứa trong tủ lạnh ra ngoài - ở nhiệt độ phòng - quá lâu).
5. Bếp không sạch sẽ
Nếu bạn lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, cần thường xuyên làm sạch tủ lạnh. Cũng nên lưu trữ thực phẩm ở đúng nơi, đúng nhiệt độ, vệ sinh bếp thường xuyên.
Cần làm sạch bếp sau khi chế biến thực phẩm để tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn do kiến, gián, chuột…
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh