Nhận biết bướu nhân tuyến giáp
Đây là tổn thương thường gặp trong cộng đồng khám lâm sàng, phát hiện 4-7% dân số, nữ mắc nhiều gấp 5 lần nam giới. Tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 - 67% tùy nhóm nghiên cứu và tăng lên ở người già, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp, tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính.
Có 2 loại bướu nhân tuyến giáp: đơn nhân và đa nhân. Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt; còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc nhỏ đi. Đa số các nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm.
Khi được chẩn đoán chính xác là nhân lành tính và theo dõi tái khám sức khỏe đều đặn, người bệnh có thể sống chung với nó.
Biểu hiện của bệnh bướu nhân tuyến giáp
Bệnh bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Thường bệnh được phát hiện khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp... Đa số các nhân là u nang chứa dịch và ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện. Tuy nhiên, nếu nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng, thay đổi giọng nói. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến người bệnh có biểu hiện cường giáp như mệt mỏi và yếu cơ, sụt cân hoặc tăng cân, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi...
Siêu âm chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp.
Xác định bướu nhân tuyến giáp lành hay ác tính
Siêu âm vùng cổ giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng một hay nhiều nhân tuyến giáp; Phân biệt các nhân là u nang chứa dịch đặc hay lỏng. Tuy nhiên, siêu âm không có khả năng phân biệt các nhân đó là lành tính hay ác tính. Để xác định nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính.
Phương pháp điều trị các bướu nhân tuyến giáp
Nhân tuyến giáp lành tính: Nhân có kích thước nhỏ (đường kính 1-2cm) có thể không cần điều trị gì, chỉ theo dõi, hẹn tái khám và chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hằng năm. Với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3cm), có thể điều trị bằng hormon giáp trong 6 tháng, sau đó đánh giá lại kết quả. Nếu nhân nhỏ đi sẽ tiếp tục cho điều trị và theo dõi. Còn nếu nhân to lên hoặc không nhỏ đi, kích thước lớn (trên 4cm) gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp), gây chèn ép, biến chứng (khàn giọng, khó nuốt, đau...) và ảnh hưởng đến thẩm mỹ... có thể phải phẫu thuật.
Nhân tuyến giáp ác tính: thường cứng, chắc, to nhanh, gây khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng. Khi phát hiện thấy nhân to lên nhanh hoặc thấy tế bào ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm, cắt toàn bộ tuyến giáp.
Sóng cao tần điều trị bướu nhân lành tính: Trước đây, đối với nhân tuyến giáp lành tính thường được điều trị nội khoa (dùng thuốc), phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp (nội soi hoặc mổ mở). Hiện nay, việc điều trị nhân tuyến giáp lành tính có thể được thực hiện bằng sóng cao tần. Là phương pháp sử dụng dòng điện tần số cao để giảm kích thước các nhân tuyến giáp lành tính mà không cần phẫu thuật. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ mà không cần gây mê toàn thân, bác sĩ chọc một mũi kim vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm, thời gian đốt chỉ khoảng 10 - 30 phút. Kỹ thuật mới này sử dụng trên cùng một thiết bị vừa đốt được khối u gan, u tuyến giáp, u vú, u phổi, u xương, u thận và u cơ dựa trên các hướng dẫn của siêu âm, CT Scanner và Xquang tăng sáng. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ thông thường là độ an toàn cao, hầu như không gây biến chứng, không để lại sẹo, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị…
Điều quan trọng là người bệnh bị bướu nhân tuyến giáp nên đi khám bệnh định kỳ 3 tháng/1 lần để có biện pháp theo dõi điều trị kịp thời.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
Ngày 07/01, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tổ chức Hội nghị “Tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng từ người chết não 2024 và định hướng phát triển năm 2025”. Đây được coi là cột mốc quan trong trong việc phát triển nguồn tạng hiến mà trong thời gian qua Trung tâm đã xây dựng và phát triển.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.