12/8/2012 | 12:12:04 AM

Nhận biết "kẻ thù" lao cột sống

Lao cột sống hay còn gọi mục xương sống do một dạng bệnh lý lao ngoài phổi thường gặp nhất trong hệ vận động.

Lao hệ thống xương khớp chiếm khoảng 1/5 các trường hợp lao ngoài phổi (lao thận niệu sinh dục, lao mang bụng, lao màng não…) Tùy thời điểm và nơi nghiên cứu, lao cột sống luôn chiếm hàng đầu trong lao xương khớp, từ 25-87%. Riêng ở nước ta, lao cột sống chiếm khoảng 65% của lao hệ xương khớp gồm: lao cột sống, lao khớp (hang, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ tay…)

Độ tuổi nào dễ bị lao cột sống?

Lao cột sống xảy ra thứ phát sau lao phổi hay lao đường ruột do vi trùng mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Vi trùng lao thường phá hủy thân đốt sống nhiều nhất, nơi có nhiều mạch máu, nhiều oxygen (hơn 95%), một số rất ít gây tổn thương cung sau đốt sống (dưới 5%). Trên thế giới, trong khoảng năm 1920-1950, đa số trẻ em bị lao cột sống, chiếm tỷ lệ 50-60%. Vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ này giảm dần, còn khoảng dưới 40% trong nhóm trẻ dưới 15 tuổi ở nước ta (năm 1980). Hiện nay, bệnh này gặp đa số ở người lớn mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là lứa 21-30 tuổi (khoảng 30%) và lứa 41-50 tuổi. Vùng đốt sống cổ bị lao cột sống ít nhất khoảng 4%. Lao cột sống vùng ngực và thắt lưng chiếm khoảng 96%, trong đó lao cột sống ngực chiếm gần 80%.

Nhận biết "kẻ thù" lao cột sống - 1
Lao cột sống là bệnh mạn tính, thứ phát. (ảnh minh họa)

Triệu chứng

Lao cột sống là bệnh mạn tính, thứ phát. Sự phá hủy các thân đốt sống xảy ra âm thầm, vì thế các triệu chứng chủ quan của lao cột sống cũng giống lao phổi: sốt nhẹ về chiều, biếng ăn hay chán ăn, mất trọng lượng, ốm dần, mỏi mệt… Hơn 90% bệnh nhân liệt vận động sẽ phục hồi sau phẫu thuật, khi đến điều trị sớm hay đến không quá muộn dưới 1 năm. Lúc đầu âm ỉ, tăng về chiều về đêm, nơi vùng đốt sống bị tổn thương. Ngồi lên, đi lại đau tăng thêm. Đau thường trú ở một, hai đốt sống vùng ngực, nếu bị lao cột sống ngực. Đau càng ngày càng tăng cường độ, nhất là khi mắc lao vùng thắt lưng. Đau do lao cột sống thắt lưng có thể dữ dội hơn cả đau thần kinh tọa khi cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng, một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép.

Biết bệnh sớm có thể điều trị bảo tồn


Bác sĩ khám lâm sàng kỹ hơn sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm với sự giúp đỡ của chẩn đoán hình ảnh học. X-quang thường quy phát hiện ra tổn thương lao rất chậm, khi bệnh diễn biến lâu, tổn thươnglao cột sống đã quá nặng sau vài tháng. Hình ảnh cộng hưởng từ giúp chẩn đoán lao cột sống sớm nhất trong tháng đầu, sau khởi bệnh. X-quang cắt lớp điện toán giúp xem rõ sự phá hủy thân đốt và tính kế hoạh phẫu thuật hàn xương. Các xét nghiệm máu chỉ nhằm hỗ trợ. Khoảng 88% bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn. Chẩn đoán sớm bệnh rất quan trọng vì bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn khỏi bệnh trong giai đoạn này. Điều trị kháng lao là chủ yếu.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814