Nhiễm virut viêm gan B Khi nào cần điều trị?
Khi nào thì cần dùng thuốc?
Thực tế, người bị nhiễm virut viêm gan B (có HBsAg dương tính - HBsAg (+) thường lo lắng về tình trạng bệnh và băn khoăn không biết nên dùng thuốc hay không. Nếu dùng thì dùng như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy xem 4 trường hợp được phân tích sau đây:
Trường hợp thứ nhất có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+), nếu có kháng nguyên lõi HBeAg (+) điều này chứng tỏ virut đang nhân lên và có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.
Với trường hợp có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) nhưng nếu kháng nguyên lõi HBeAg (-), điều này chứng tỏ không có dấu hiệu nhân lên của hiệu virut, không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không cần dùng thuốc.
Ở trường hợp có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và HBeAg(+) chứng tỏ virut đang nhân lên, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
Trường hợp thứ tư có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut đang nhân lên, nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính. Trường hợp này chưa cần dùng thuốc kháng virut. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, có thể dùng thuốc hỗ trợ giảm men gan và giảm triệu chứng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.
Lựa chọn thuốc
Các thuốc được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công nhận cho điều trị viêm gan B được phân thành 2 nhóm, điều trị interferon alfa chuẩn và điều trị bằng các nucleoside uống:
Interferons: interferon alfa-2b, peginterferon alfa-2a
Nucleoside: adefovir, entecavir, lamivudine, telbivudine.
Hiện nay, các tiêu chuẩn lựa chọn thuốc nào để sử dụng cho những bệnh nhân viêm gan B mạn nên tập trung vào việc đạt được sự ức chế virut nhanh chóng, mạnh mẽ với ít nguy cơ đề kháng. Với các tiêu chí được quan tâm này thì lamivudine đơn trị liệu nên tránh dùng như là một chế độ điều trị đầu tiên.
Hai thuốc uống được liệt kê như là những lựa chọn ưu tiên đầu tiên cho cả bệnh nhân HBeAg (+) và HBeAg (-) là entecavir và adefovir. Tenofovir đem lại một tỉ lệ ức chế virut cao hơn nhiều so với adefovir.
Telbivudine không được khuyến cáo như là một loại thuốc đầu tiên, có hoạt tính chống virut tiềm năng với liều đã được phê duyệt là 600mg/ngày và ít nguy cơ đề kháng. Nếu telbivudine được chọn là liệu pháp ban đầu, lượng virut kiểm tra bằng kỹ thuật HBV DNA nên được theo dõi cẩn thận và nên có sự cân nhắc kỹ về việc thay đổi kế hoạch điều trị.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản