Nhiều sai sót trong quy trình tiêm chủng tại 70 Nguyễn Chí Thanh
Nhanh gọn như tiêm chủng

Trên 2 bàn để dụng cụ tiêm, mỗi sổ tiêm đều đi kèm 1 ống xi-lanh đã bơm sẵn thuốc. Hai nhân viên y tế thực hiện công đoạn chính, mắt xem sổ gọi tên người tiếp theo, tay vừa cầm xi lanh đã có sẵn thuốc, tay tụt quần hay vén tay áo trẻ và thực hiện tiêm chủng…. Nhiều em bé rút kim tiêm ra mới khóc vì nhân viên y tế thực hiện quá nhanh gọn. Ngay sau đó, phụ huynh đứng dậy dỗ con, tay cầm sổ nhân viên y tế trong tiếng gọi người tiếp theo vào tiêm.
Tin tưởng là chính

Khảo sát nhanh về độ tin cậy của các phòng tiêm chủng thuộc TT Y tế dự phòng Hà Nội hay Viện vệ sinh dịch tễ TƯ…, các bà mẹ đều cho biết là họ tin tưởng chất lượng tiêm chủng tại những cơ sở trực thuộc các đơn vị này bởi quy trình chuyên nghiệp sẽ giúp thuốc được bảo quản tốt và đặc biệt, đây là những trung tâm “đầu mối” và có lượng khách đông như vậy nên sẽ không có thuốc cũ…
Bác Nga, Hoài Đức- Hà Nội, một khách hàng thường xuyên của phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, cho biết: “Tôi đưa cháu đến tiêm ở đây thường xuyên rồi. Ở dưới huyện cũng có cơ sở tiêm chủng nhưng sợ chất lượng không đảm bảo. Chúng tôi chọn tiêm ở đây cho yên tâm vì ở trung tâm này có sổ hướng dẫn ngày tiêm, mũi tiêm rất cụ thể”.
“Đây là một trung tâm mình khá tin tưởng, hơn nữa từ trước đến nay, gần như mọi trường hợp tiêm chủng diễn ra an toàn nên mình không băn khoăn nhiều”, chị Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về lý do chị đưa cô con gái 9 tháng tuổi đến tiêm tại phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc.
Thật khó để biết hạn sử dụng vắc-xin khi sổ theo dõi không ghi chép và vỏ thuốc không được gửi lại khách hàng sau tiêm
Theo dõi quá trình tiêm chủng buổi sáng ngày 12 và 17 tháng 6 tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi hoàn toàn không phát hiện thấy tình trạng “ăn gian” như bạn đọc phản ánh bởi 100% các xi-lanh sau tiêm được bỏ ngay xuống hộp dưới chân nhân viên y tế. Tuy nhiên, có thể do quá đông nên phòng tiêm chủng này đã “rút ngắn” 1 số khâu quan trọng trong quy trình tiêm chủng an toàn.
Các bước thực hành và đảm bảo an toàn tiêm chủng: - Khám phân loại trước khi tiêm chủng: hoãn tiêm khi trẻ bị sốt, bị nhiễm khuẩn cấp tính. Không tiêm cho trẻ có phản ứng mạnh với vắc-xin cùng loại tiêm trước. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. - Kiểm tra nhãn, hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin. - Đối với vắc-xin pha hồi chỉnh: Dùng đúng loại dung môi của nhà sản xuất cho mỗi vắc-xin. Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn cho mỗi lần pha. Vắc-xin đã pha hồi chỉnh chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ. - Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm. - Sử dụng một bơm kim tiêm vô khuẩn còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm. - Giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm. - Lắc đều lọ vắc-xin trước khi sử dụng. - Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật. - Không lưu kim tiêm ở nắp lọ vắc-xin. - Không hút sẵn vắc-xin vào bơm tiêm. - Không đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng. - Bỏ ngay bơm kim tiêm đã dùng vào hộp an toàn. - Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm. - Ghi sổ và phiếu tiêm chủng sau khi tiêm. - Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đến cơ sở y tế đều phải được xử trí kịp thời theo đúng quy định và ghi vào sổ “Theo dõi các phản ứng bất thường sau tiêm chủng”.
|
Đặc biệt, sau khi tiêm, nhân viên y tế tại đây chỉ đưa sổ tiêm chủng mà không kèm theo vỏ hộp thuốc cùng lọ thuốc đã sử dụng hết cho khách hàng. Qua 10 phút quan sát, cả 14 trường hợp tiêm chủng ở 2 bàn tiêm của phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh đều lập tức đứng dậy sau tiêm, hay mải mê nựng nịu con nhỏ, bỏ qua quyền lợi chính đáng giúp hiểu rõ con mình được tiêm loại vắc-xin nào, hạn sử dụng ra sao….
Vấn đề đặt ra là phải chăng việc lắc đều lọ vắc-xin trước khi hút, hút vắc-xin ngay trước mặt khách hàng, đưa lại lọ và vỏ hộp vắc-xin… chỉ là quy định cho có trong quy trình tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế?
?
Tại phòng Tiêm chủng 131 Lò Đúc, trực thuộc Viện vệ sinh dịch tễ TƯ, nơi đã từng xảy ra sự việc tiêm vắc-xin quá đát cho 5 trẻ cách đây 3 tháng, đã có gần 300 phiếu đăng ký tiêm chủng tính đến 10 sáng 17/6. Theo kinh nghiệm của chị Phạm Thị Hạnh (Lĩnh Nam, Hà Nội), dù lượt tiêm sau khoảng 70 người khác thì chị cũng chỉ phải đợi khoảng 30 phút. Quy trình tiêm chủng an toàn ở đây được tuân thủ khá tốt, thực hiện lắc thuốc kỹ và hút vắc-xin vào xi-lanh trước mặt khách hàng, khâu trả vỏ hộp thuốc tại phòng tiêm chủng này đã được chú trong hơn. Tuy nhiên, khâu cuối cùng là ở lại theo dõi 30 phút sau khi tiêm vẫn chưa thực sự được chú ý. Anh Lê Minh Thanh (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Ở đây các bác sĩ đều chỉ dẫn rất rõ các khâu tiêm chủng. Việc giữ trẻ ở lại để theo dõi sau 30 phút mới được ra về cũng đã được các bác sĩ dặn sau khi tiêm nhưng mọi lần đến đây tôi thường đưa cháu về sau 5-10 phút. Đây cũng là quyền lợi của mình nên thực hiện hay không là do mỗi gia đình thôi”. |
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025