Nhìn thẳng vào những mặt "chưa được" của ngành y tế

Trạm y tế đã khang trang hơn nhưng thu nhập của cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế (Ảnh minh họa)
Thiếu trầm trọng nguồn thu cho y tế dự phòng
Phụ trách mảng y tế dự phòng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: bên cạnh 3 điểm thành công nổi bật (mạng lưới/hệ thống dự phòng đã sớm hình thành và khắp; khống chế kiểm soát được dịch bệnh, thay đổi được cơ cấu bệnh tật; tuổi thọ cao và cải thiện được chiều cao…) thì tồn tại lớn nhất của lĩnh vực nền tảng của ngành này là không có nguồn thu cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Ngoài lương cơ bản (3,5 triệu) thì chỉ những khi có dịch bệnh, mới có thêm thu nhập.
Giải pháp Thứ trưởng Long đưa ra là tính đúng tính đủ 2.500 dịch vụ y tế dự phòng áp dụng cho cả mô hình công (nhà nước đặt hàng) và tư (người dân có nhu cầu); tối ưu hóa phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm ở tất cả các tuyến để không còn sự phân biệt.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gợi ý một giải pháp là y tế tuyến cơ sở sẽ thực hiện chăm sóc giảm nhẹ (ung thư giai đoạn cuối) - giải quyết bài toán “trả về” của nhiều bệnh viện khi bệnh nhân không thể cứu chữa.
Nhấn mạnh trọng tâm của đề án phải coi y tế cơ sở, y tế dự phòng là gốc rễ, nền tảng, tập trung đầu tư cho những vùng thật khó khăn và vùng khó khăn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Những bất cập này đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách theo hướng sử dụng ngân sách nhà nước tập trung cho dự phòng, còn lĩnh vực điều trị, khám chữa bệnh sử dụng quỹ BHYT. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở sử dụng từ nguồn BHYT và ngân sách nhà nước”.

Mua thuốc không có đơn kê đẩy Việt Nam vào nguy cơ kháng thuốc (Ảnh minh họa)
Không quản lý bán thuốc theo đơn tại 40.000 nhà thuốc
Một lĩnh vực khác được thảo luận sâu là quản lý giá thuốc và thuốc nhập khẩu còn nhiều. Trong đó, theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, vấn đề lớn nhất hiện nay của ngành dược là chưa kiểm soát được hệ thống phân phối – nước ngoài đang chiếm ưu thế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lại cho rằng vấn đề bán thuốc không theo đơn đang là tồn tại lớn nhất của ngành Dược. Phó thủ tướng nhấn mạnh việc không kiểm soát được thuốc kê đơn tại hơn 40.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng thuốc, lạm dụng thuốc đáng báo động tại nước ta.
Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng cần kiên quyết lập lại hệ thống phân phối, từ bệnh viện đến nhà thuốc; đẩy mạnh cơ cơ chế đấu thầu thuốc vừa đảm bảo không khan hiếm thuốc và người bệnh được dùng loại thuốc phù hợp nhất, có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất. Đặc biệt, cần quản lý các nhà thuốc bán lẻ theo hướng có Đề án riêng trong đó yêu cầu tất cả các nhà thuốc phải bán qua máy để quẹt mã thuốc qua máy và tất cả các loại thuốc được quản lý xuyên suốt từ đầu vào đến phân phối, nhà thuốc và đến người bệnh.

Cơ chế tài chính và nhân sự nhiều bất cập
Là một trong những lĩnh vực lớn và quan trọng hàng đầu của ngành y tế nhưng mảng điều trị hiện bộc lộ rất nhiều bất cập.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến thẳng thắn chỉ rõ: Đó là sự quá tải của truyến trên và sự lãng phí tuyến dưới. Đó là vấn đề y đức, có người giỏi nhưng chưa đồng đều nên đã gây ra những mâu thuẫn, sự cố y khoa, dù thiểu số nhưng vẫn luôn nổi cộm, khiến người dân bức xúc; thiếu nhân lực do cơ chế tuyển dục và sự phân biệt giá dịch vụ y tế giữa BHYT và dịch vụ.
Nhấn mạnh vấn đề nhân lực, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá tỉ lệ điều dưỡng viên/ bác sĩ của Việt Nam quá thấp (chỉ là 1,3 điều dưỡng/bác sĩ trong khi ở các quốc gia khác là 3-4 điều dưỡng) và thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân là do tài chính.
Tuy nhiên, giải pháp xã hội hóa cách đây gần 30 năm nhằm khắc phục vấn đề tài chính lại đang tiếp tục gây ra các vấn đề mới như sự quá tải; đầu tư mất cân đối, không tách bạch công tư, tình trạng lạm dụng chiếu chụp, sự phân biệt giữ giữa giá dịch vụ và giá bảo hiểm y tế.
Bàn về giải pháp, Phó thủ tướng khẳng định: Cần bóc tách rành mạch giữa công tư; khuyến khích tư nhân đầu tư vào khám chữa bệnh đặc biệt là khuyến khích đầu tư phi lợi nhuận. Giữ vững lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ; Tập trung đầu tư cho những vùng thật sự khó khăn đồng thời phát huy hiệu quả cơ sở đã đầu tư; Có cơ chế huy động, chi tiêu phù hợp trong đó BHYT ngoài tăng diện bao phủ phải đa dạng gói bảo hiểm, giảm bớt chi tiêu từ tiền túi người dân.
Ngoài ra, nên tiếp tục cho phép mô hình đào tạo y dược tại các trường tư thục nhưng chỉ cấp chứng chỉ cộng đồng, còn nếu muốn làm chuyên môn thì cần phải thi lên, học tiếp ở những trường ĐH Y dược uy tín để vừa đảm bảo nhu cầu của xã hội lại đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của 1 ngành vốn rất đặc thù.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)