Nhóm máu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất
Tiền sử gia đình làm tăng khả năng ung thư
Trong nghiên cứu dịch tễ học phân tử ung thư dạ dày và đại trực tràng ở Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Thu (trường Đại học Y Hà Nội) làm chủ nhiệm đề tài cho thấy, trong số 612 bệnh nhân mắc bệnh ung thư và không mắc bệnh ung thư thì tiền sử mắc bệnh ung thư của gia đình đối tượng nghiên cứu có sự liên quan đến bệnh ung thư. Cụ thể, trong gia đình có người bị ung thư thì khả năng làm tăng nguy cơ ung thư với chỉ số nguy cơ mắc bệnh ung thư là 1,82.
Theo các chuyên gia, không chỉ trong đề tài này mà nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng đã cho thấy, tại gia đình có người bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh thường rất cao, gấp 2 lần so với người khác. Bên cạnh đó, các xem xét tiền sử bệnh loét dạ dày ở các đối tượng nghiên cứu thông qua con số đã chỉ ra rằng: Trong tổng số 133 người có tiền sử bị loét dạ dày thì có 87 người bị ung thư dạ dày, tức chiếm 65,4%.
Kết luận này phù hợp với công bố của Viện Nghiên cứu Ung thư Petrov (CHLB Nga) là 70% ung thư dạ dày phát sinh ở người có viêm loét dạ dày kéo dài trên 10 năm.
Trong các nhóm máu, hệ số mắc bệnh của nhóm máu A là cao nhất.
Nhóm máu A, B nguy cơ mắc ung thư cao
PGS.TS Lê Trần Ngoan, Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp, trường Đại học Y Hà Nội là phó chủ nhiệm đề tài trên cho hay: Một số nghiên cứu cho thấy, ung thư dạ dày có liên quan đến nhóm máu. Hệ số mắc bệnh của nhóm máu A là cao nhất: 1,35%; nhóm máu B là 1,21; nhóm máu AB là 1,01 và nhóm máu O là 0,73. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nhóm máu A tăng 15 - 20%.
"Đã có những nghiên cứu cho thấy, yếu tố gen có một vai trò tiềm tàng trong quá trình sinh ra bệnh ung thư của dạ dày. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu trong nhóm tiền sử gia đình có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Có những gia đình nguy cơ cao gấp 2-3 lần so với cộng đồng và những người nhóm máu A cũng có tỷ lệ ung thư cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp các kết luận là những người có nhóm máu A và B nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn nhóm đối chứng", PGS.TS Lê Trần Ngoan nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định: Nhóm máu không tự nó có thể gây ung thư. Có thể có các yếu tố phối hợp nào đó mới gây được ung thư dạ dày ở những người có nhóm máu A hoặc B. Vì thế, cần có các nghiên cứu tiếp để chứng minh cho giả thuyết này đồng thời góp phần phòng bệnh ung thư dạ dày có hiệu quả.
"Các khảo sát và chứng minh khoa học là thế, nhưng tất cả mọi người nói chung và những ai có nhóm máu A hoặc B hãy phòng bệnh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác bằng cách thay đổi thói quen như không hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu hoặc bia dưới 50ml/ngày. Không nấu thức ăn ở nhiệt độ cao như rang, rán, nướng, quay sẽ an toàn hơn", PGS.TS Lê Trần Ngoan đưa ra lời khuyên.
Uống chè xanh có thể giảm nguy cơ ung thư
Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học chưa thấy được mối liên hệ giữa thói quen uống trà và cà phê liên quan đến nguy cơ ung thư. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu bệnh chứng về chế độ ăn và ung thư dạ dày ở Thổ Nhĩ Kỳ của Tanner Demirer và cộng sự khi họ khẳng định chưa thấy được sự khác biệt trong việc sử dụng trà giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng.
Trong khi đó, nghiên cứu thử nghiệm ở Nhật Bản và Trung Quốc đã chứng minh được chè xanh có nhiều hợp chất polyphenolic có tác dụng ngăn tạo khối u trên động vật. Nghiên cứu cho chuột uống nước chè xanh của tác giả Allan Conney ở Trường tổng hợp Tutger đã xác định nước chè có tác dụng giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 58%. Theo dõi trên người ở nghiên cứu về dinh dưỡng và ung thư dạ dày ở Nhật Bản thì thấy rằng uống chè xanh trên 10 chén/ngày có thể giảm nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh