Những “bác sĩ bí ẩn” trong nhà bếp giúp bạn phòng bệnh hiệu quả
“Bác sĩ” khoa nội
Bia – phòng bệnh tim: Các thí nghiệm cho thấy, nếu duy trì uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cần lưu ý, bia có thể giúp phòng bệnh nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nếu bạn uống nhiều. Nếu uống một cốc mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh tim, uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc/ngày có thể dẫn đến rối loạn tim mạch.
Nước cam – phòng ngừa huyết áp cao: Nước cam giàu kali, canxi và vitamin C nên có thể giúp hạ huyết áp. Do đó, hãy tạo thói quen uống nước cam, giúp duy trì huyết áp ổn định, đồng thời cũng giảm nguy cơ phát triển bệnh tim do huyết áp cao gây ra.
Cá – phòng bệnh hen suyễn: Nghiên cứu phát hiện, ăn nhiều cá giúp làm mát và bổ phổi, từ đó có thể giảm triệu chứng hen suyễn. Đó là do trong cá chứa nhiều magie, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
Đối với những người mắc bệnh hen, các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất trong 3 bữa cơm hàng ngày tối thiểu phải có một bữa ăn cá hoặc các loại hải sản khác.
Gừng – giúp giảm buồn nôn: Buồn nôn thường do hạ đường huyết gây ra. Gừng tươi có thể giúp huyết dịch duy trì nồng độ đường nhất định. Nếu bị say xe, hãy mang theo ít gừng tươi hoặc uống bột gừng tươi trước có thể phòng ngừa chóng mặt và nôn mửa.
Ngô – phòng viêm thận: Ngô có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giảm huyết áp nên có lợi cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Người dân Nhật Bản thường hay cho một ít bột ngô vào trà uống lúc buổi sáng để giúp điều trị bệnh phù viêm thận mãn tính.
Trà – giảm đau đầu: Đau đầu thường do sự thay đổi của mạch máu gây ra, lúc này hãy uống một cốc trà, chất caffeine trong trà có thể ức chế mạch máu thu hẹp, giảm đau đầu.
Sôcôla hạnh nhân – giảm nguy cơ mất trí nhớ: Hạnh nhân được bọc bên trong sôcôla giàu vitamin E, có thể làm chậm hiệu quả vấn đề lão hóa của não bộ do tuổi tác gây ra.
![Những “bác sĩ bí ẩn” trong nhà giúp bạn phòng bệnh hiệu quả 1 Những “bác sĩ bí ẩn” trong nhà giúp bạn phòng bệnh hiệu quả 1](http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2013/11/bac-si-bi-an-1-a9a74/nhung-bac-si-bi-an-trong-nha-giup-ban-phong-benh-hieu-qua.jpg)
“Bác sĩ” da liễu
Bít tết – trị hói: Khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên ăn thịt bò nạc, cho dù không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề rụng tóc, ít nhất cũng có thể làm chậm nguy cơ hói đầu.
Yến mạch – phòng ngứa da: Chất avenanthramide trong bột yến mạch là chất chống viêm nhiễm tự nhiên và làm lành các vết thương,được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Bạn có thể cho bột yến mạch vào trong nước tắm (nước ấm) hoặc sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch để thoa lên da.
Tỏi – trị nấm chân: Bôi tỏi vào chỗ bị đau có thể giúp ức chế và loại bỏ nấm, giảm ngứa do nấm gây ra.
“Bác sĩ” phụ khoa
Dầu hạt lanh – Trị đau bụng kinh: Theo các chuyên gia, khi chất prostaglandin xâm nhập vào các mô trong cơ thể, tử cung sẽ sinh ra phản ứng co thắt, đây là nhân tố quan trọng gây đau bụng kinh. Ăn dầu hạt lanh có thể ngăn chặn giải phóng chất prostaglandin.
Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người đau bụng kinh tốt nhất nên ăn 1- 2 thìa cà phê dầu hạt lanh/ngày, có thể phết lên bánh mỳ hoặc ăn kèm với salad.
![Những “bác sĩ bí ẩn” trong nhà giúp bạn phòng bệnh hiệu quả 2 Những “bác sĩ bí ẩn” trong nhà giúp bạn phòng bệnh hiệu quả 2](http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2013/11/bac-si-bi-an-2-a9a74/nhung-bac-si-bi-an-trong-nha-giup-ban-phong-benh-hieu-qua.jpg)
“Bác sĩ” khoa ngoại
Hành tây – trị vết ong chích: Nếu bị ong chích, hãy dùng một lát hành tây tươi bôi lên chỗ ong đốt. Trong hành tây có hợp chất chống viêm có thể ngăn chặn độc tố phát triển và ngăn ngừa tình trạng viêm.
Chuối – giảm tê cóng chân: Lấy vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng bàn tay, gan bàn chân, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ có tác dụng giảm sưng do tê cóng.
“Bác sĩ” tai mũi họng
Trà hoa cúc – trị loét miệng: Pha một tách trà hoa cúc, để nguội rồi uống, đừng nuốt vội, mà nên ngậm trong miệng một lúc rồi mới uống, mỗi lần hai giờ. Làm như vậy có thể giảm triệu chứng viêm do loét miệng gây ra.
Đinh hương – Trị đau răng: Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả tức thì.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản