Những bài tập thể dục và môn thể thao không bao giờ dành cho người bị loãng xương
Nếu bị loãng xương, hãy cân nhắc lại trước khi muốn thử bài tập thể dục hay động tác nào đó. Người bị loãng xương sẽ khó có thể tham gia những bài tập liên quan đến vận động cơ, xương và có thể gây ra thiệt hại cho xương nếu vẫn cố tình tập.
Tiến sỹ Tanuj P. Palvia, chuyên gia về giảm đau tại Physio Logic ở thành phố New York nói: "Loãng xương là bệnh phổ biến ở những khu vực có mật độ xương bị mất và chất lượng xương thấp. Loãng xương khiến xương bị giòn nhanh hơn, và điều này có thể làm tăng nguy cơ gây thương tích cho xương, như gãy xương và đau xương khi có tuổi".
Nếu bị loãng xương , hãy cân nhắc lại trước khi muốn thử bài tập thể dục hay động tác nào đó.
"Ai cũng có thể bị loãng xương, đặc biệt phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao do lượng estrogen (một loại hormone chịu trách nhiệm về khối lượng xương) thấp hơn", Tanuj P. Palvia giải thích. Và mọi người có thể không biết mình bị loãng xương nếu không đi kiểm tra mật độ xương hoặc cho đến khi có một xương bị gãy buộc phải kiểm tra mức độ xương.
Cũng như bệnh loãng xương, có một bộ xương mỏng và yếu cũng dẫn đến dễ bị gãy xương hoặc rạn nứt xương, từ đó dẫn đến các bệnh tật trầm trọng, thậm chí tử vong. Vì vậy, nếu bị loãng xương, thực sự cần phải tránh bất kỳ động tác tập thể dục hoặc môn thể thao có thể làm giảm sức khỏe xương và gây ra các nguy cơ gãy xương.
Hãy nhớ rằng, vẫn cần phải hoạt động cho xương vững chắc để giảm các triệu chứng nhưng không có nghĩa là tập quá mạnh, mà chỉ nên thực hiện các bài tập có tác động nhẹ nhàng với xương để bảo vệ xương và khớp. Dưới đây là những bài tập mà người loãng xương không nên tập:
1. Golf
Golf có thể là một môn thể thao tuyệt vời để gắn kết tình đồng nghiệp hoặc tận hưởng một buổi chiều nắng vàng vào mùa hè hoặc trong một kỳ nghỉ, nhưng nếu bị loãng xương, không nên chơi môn này.
"Uốn xoắn ở eo (chơi golf, quần vợt, bowling) thực sự không tốt đối với những người bị loãng xương. Việc cột sống đột ngột bị xoắn có thể gây ra lực bất thường trên các khớp và đĩa đệm, từ đó có thể dẫn đến gãy xương", Tanuj P. Palvia cảnh báo.
Uốn xoắn ở eo (chơi golf, quần vợt, bowling) thực sự không tốt đối với những người bị loãng xương.
2. Nằm xuống - ngồi dậy
Động tác sit-up (nằm xuống rồi ngồi dậy lưng thẳng, chân duỗi thẳng) đòi hỏi cột sống phải vòng xuống phía trước. Rachel Harvest, chuyên gia dinh dưỡng và là người hướng dẫn Pilates (hệ thống những bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe) cho biết: "Khi một người bị loãng xương sẽ có khuynh hướng xuất hiện những vết nứt nhỏ ở những khớp nhỏ trên cơ thể.
Động tác uốn cong xương sống về phía trước khiến xương bị tổn thương và có thể gây ra những thương tích trầm trọng".
Động tác sit-up (nằm xuống rồi ngồi dậy lưng thẳng, chân duỗi thẳng) đòi hỏi cột sống phải vòng xuống phía trước.
3. Nhảy
Nhảy yêu cầu chân trụ chắc xuống mặt đất để đỡ toàn bộ cơ thể. Mike Hartshorne, chủ sở Trung tâm thể hình Burn Boot Camp cho biết: Các bài tập nhảy như nhảy chồm lên, nhảy thẳng đứng, nhảy nhào lộn… tất cả có thể gây kích thích xương, cơ và phá vỡ xương.
Tại sao lại vậy? Đó là do khi nhảy, cột sống có thể bị uốn cong và gây áp lực lên các khớp quanh xương sống. Một giải pháp có thể thay thế nhảy là làm squat (Squat là bài tập gánh tạ (hoặc tay không), đứng lên ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể như đùi, mông hông. Squat là bài tập quan trọng để kích thích sức mạnh và phát triển kích thước cơ bắp chân và mông cho cả nam và nữ.).
Vận động quá nhiều làm tăng nhịp tim như chạy hoặc làm việc cường độ cao cũng có thể gây nguy hiểm cho xương. Hãy hạn chế những động tác vận động mạnh này để canxi và các khoáng chất trong xương bị kiệt quệ, suy yếu.
Nhảy yêu cầu chân trụ chắc xuống mặt đất để đỡ toàn bộ cơ thể.
4. Uốn xoắn vặn mình
Môn này thường được tìm thấy trong các lớp đào tạo cường độ cao hoặc yoga và Pilates, nhưng uốn xoắn vặn mình quá mức không tốt cho những người bị loãng xương, vì nó khiến xương sống bị uốn cong và xoắn.
"Nếu bị loãng xương, đây chắc chắn là một bài tập cần tránh. Các đốt xương sống trong cột sống thắt lưng chỉ có khoảng 3 độ xoay vòng, vì vậy khi cố xoay nó, cột sống sẽ bị tổn thương", Monica Lam-Feist, huấn luyện viên thể hình được ACE chứng nhận tại AlgaeCal (Canada).
Tương tự như vậy, "đứng uốn cong" cũng là động tác cần tránh. "Đứng uốn cong là đứng với bàn chân rộng vai và cánh tay bằng hai bên. Trong khi giữ thẳng lưng, uốn cong ở thắt lưng sang một bên. Tuy nhiên, động tác này đòi hỏi phải uốn cong, theo đo một phần của cột sống có nguy cơ bị gãy xương", Monica Lam-Feist chia sẻ.
Nếu bị loãng xương, đây chắc chắn là một bài tập cần tránh.
5. Cuộn ống
"Đây là một động tác phổ biến trong yoga, là tư thế nằm thẳng lưng trên tấm thảm rồi uốn cong ngực để đầu gối chạm ngực và cánh tay vòng để ôm chặt chân vào người. Sau đó, bắt đầu nhẹ nhàng cuộn ngược về phía trước và dọc theo cột sống", Lam-Feist cho hay.
"Động tác này không chỉ làm cột sống bị uống cong về phía trước mà còn khiến cột sống phải "tải" thêm trọng lượng, đó chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gãy xương", Lam-Feist nói. Vì vậy, tốt nhất là tránh thực hiện động tác này.
Động tác này không chỉ làm cột sống bị uống cong về phía trước mà còn khiến cột sống phải "tải" thêm trọng lượng.
6. Trượt tuyết
Kristen Wilson, chuyên gia thể hình nhận định: "Các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao như trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, trượt băng rất cần phải hạn chế với những người bị loãng xương".
Cô giải thích: "Vì những người loãng xương thường có bộ xương dễ bị gãy hơn, nên tránh các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao. Hơn nữa, bộ môn này cũng cần các chuyển động với nhiều sự uốn xoắn của cơ thể thật sự không tốt cho cột sống".
Các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao như trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, trượt băng rất cần phải hạn chế với những người bị loãng xương.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh