Những bệnh nghề nghiệp thường gặp và cách phòng tránh
Bệnh nhân Nguyễn Đức Xuyến đang điều trị tại Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Bệnh nhân Nguyễn Đức Xuyến, đang điều trị tại Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: "Tôi có 27 năm làm công nhân khai thác than trong hầm lò. 5 năm trước tôi đã được xác định mắc bệnh bụi phổi. Vài tháng gần đây trong sinh hoạt và lao động sản xuất tôi rất nhanh mệt, kèm theo đó là tức ngực, khó thở. Vì vậy, tôi nhập viện đợt này để chữa trị với hy vọng cải thiện sức khỏe, mau chóng quay lại công việc".
Được biết, bình quân mỗi năm, Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân mới mắc các bệnh nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic. Bệnh liên quan chủ yếu đến công nhân khai thác than và đá quặng.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic có các triệu trứng thường gặp là ho kéo dài, khạc đờm, tức nặng ngực và khó thở tùy theo mức độ nặng của bệnh, nếu giai đoạn muộn, phổi mất chức năng thì khó thở thường xuyên và cần hỗ trợ của y Tế. Ít khi gặp ho ra máu nếu ho ra máu hay gặp xơ phổi, giãn phế quản hay lao phổi kèm theo. Nếu trong đợt cấp thì bệnh nhân có sốt, kèm theo ho khạc đờm đặc, đờm mủ và khó thở tăng dần.
Bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic hiện điều trị rất khó khăn và phức tạp, chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, rửa phổi hoặc thở oxy. Các bệnh này có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Do đó, việc ngăn chặn cũng như bệnh trở nặng hơn là rất quan trọng. Bởi vậy, người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi than luôn luôn phải sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo, kính mắt, khẩu trang chống bụi theo quy định.
Người lao động được khám bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. |
Bệnh điếc nghề nghiệp cũng là bệnh có tỷ lệ người mắc cao. Nguyên nhân của bệnh điếc nghề nghiệp là do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động. Bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản. Biện pháp kỹ thuật là giảm từ nguồn, cách ly; sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân và biện pháp y tế.
Ngoài ra, người lao động có thể mắc bệnh rung chuyển nghề nghiệp, lao nghề nghiệp, nhiễm độc Benzen nghề nghiệp, viêm loét dạ dày, viêm gan vi rút......
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Định thì bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động và gia đình của họ, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan vì các loại bệnh này không phải thấy ngay tức khắc mà tích tụ, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Nhiều lao động khi còn trẻ, khỏe nên thường ít quan tâm các dấu hiệu bệnh nghề nghiệp.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người lao động cần được kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện các bệnh nghề nghiệp và có giải pháp điều trị. Sau điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt việc bảo hộ lao động, nếu không bệnh dễ tái phát; chất độc hoặc các yếu tố có hại thấm nhiễm vào cơ thể sẽ tích lũy theo thời gian. Khi cao hơn mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc điều trị sau này sẽ khó và tốn kém hơn nhiều.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản