Những "bệnh nhân thầm lặng" có nguy cơ lây nhiễm hay không?
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Vũ Hán,tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 29/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Mặc dù Trung Quốc đã ghi nhận số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước tiếp tục duy trì ở mức thấp nhờ các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cứng rắn, song các ca nhiễm lây từ nước ngoài và “những người mang bệnh thầm lặng” (chỉ nhóm người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng) lại đang trở thành mối lo ngại lớn trong cộng đồng về nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố ngày 12/4 cho thấy có 61 trường hợp âm thầm ủ mầm bệnh trong người, gồm 12 trường hợp từ nước ngoài.
Tổng cộng có 28 trường hợp mắc bệnh song không có triệu chứng, tất cả đều nhập cảnh từ nước ngoài, đã được phân loại lại thành các trường hợp mắc bệnh được xác nhận và có 1.064 trường hợp không có triệu chứng vẫn đang được theo dõi y tế.
Theo ông Đồng Triều Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện quận Triều Dương ở Bắc Kinh, có hai nhóm nhiễm bệnh mà không có triệu chứng.
Nhóm thứ nhất là bệnh nhân tiền triệu chứng - là những người chưa có bất kỳ triệu chứng nào nhưng thực sự đang trong thời gian ủ bệnh. Những người này cần được sàng lọc và xử lý tương tự những trường hợp đã được xác nhận nhiễm bệnh.
Nhóm còn lại là những người không có bất kỳ triệu chứng hay thay đổi bệnh lý nào biểu hiện trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT). Họ là “những người mang bệnh thầm lặng thực sự” và chỉ được kết luận là bệnh nhân khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm axit nucleic.
Một phân tích do Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thực hiện về “những người mang bệnh thầm lặng” được ghi nhận trong khoảng thời gian từ ngày 29/1 đến ngày 8/4 tại Trung Quốc đại lục cho thấy tỷ lệ người mang mầm bệnh thầm lặng xuất hiện triệu chứng sau đó và được xác nhận là trường hợp mắc COVID-19 đang giảm. Tỷ lệ này vẫn dưới 11,2% sau ngày 10/3 và ở một số nơi thậm chí còn thấp hơn 6%.
Theo ông Đồng Triều Huy, “những người mang mầm bệnh thầm lặng” có nhiễm trùng nhất định song thường yếu và nhẹ hơn nhiều so với những người mắc virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 có biểu hiện các triệu chứng.
Do những giọt bắn chứa virus không thể phát tán qua việc hắt hơi, ho hoặc các triệu chứng khác, khả năng lây nhiễm ở “những người mang bệnh thầm lặng” tương đối thấp.
Đề cập về khả năng “những người mang bệnh thầm lặng” làm tăng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, ông Đồng Triều Huy cho biết hiện tượng nhiễm trùng không có triệu chứng không phải là “một sản phẩm đặc biệt của dịch COVID-19.”
Trên thực tế, tất cả các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm và Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) đều có một tỷ lệ nhiễm trùng không có triệu chứng nhất định và không có trường hợp mang bệnh thầm lặng nào làm bùng phát dịch bệnh trên diện rộng trong xã hội.
Ông lưu ý điều tra dịch tễ học sơ bộ về SARS và COVID-19 đều cho thấy những người mang mầm bệnh không có triệu chứng có khả năng lây nhiễm rất hạn chế và sẽ không lây truyền trên quy mô lớn. Các rủi ro có thể được kiểm soát tốt với điều kiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh được tuân thủ nghiêm túc.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu y tế của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Lý Quần cho biết khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, các nhân viên y tế cần thực hiện cách ly, giám sát và điều tra dịch tễ chi tiết kịp thời, và việc giám sát cũng như kiểm soát cần được tăng cường đối với những người có tiếp xúc gần với ca bệnh.
Theo chuyên gia y tế này, những biện pháp trên được kỳ vọng có thể giúp truy dấu nhiều người mang bệnh không có triệu chứng hơn, qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Cũng theo Giám đốc Lý Quần, có 4 nguồn mang mầm bệnh không triệu chứng được ghi nhận ở Vũ Hán gồm tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm bệnh, bệnh nhân ngoại trú bình thường, các nhân viên được sàng lọc trước khi tiếp tục nhiệm vụ, và những người được sàng lọc trước khi rời Vũ Hán.
Một trường hợp mang bệnh không có triệu chứng mới sẽ được báo cáo trong vòng 2 giờ tới các trung tâm địa kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh địa phương và một cuộc điều tra về trường hợp này sẽ được hoàn tất trong vòng 24 giờ.
“Những người mang mầm bệnh thầm lặng” sẽ được cách ly và theo dõi y tế tương tự những ca mắc bệnh được xác nhận. Những người này cần được theo dõi y tế tập trung trong 14 ngày và sẽ được chuyển ngay đến bệnh viện được chỉ định để điều trị nếu họ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và được tính là trường hợp mắc bệnh được xác nhận.
Hầu hết những người mang mầm bệnh không có triệu chứng được phát hiện đều là những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân được xác nhận mắc COVID-19, do đó Giáo sư Đồng Triều Huy cho rằng những người chưa tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 không có khả năng bị nhiễm bệnh và không cần phải hoảng sợ.
Về phần mình, Giám đốc Lý Quần nhấn mạnh điều quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Các chuyên gia này cũng cho rằng những người không có triệu chứng nghi ngờ hay tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 không cần thiết xét nghiệm nucleic acid, và việc thực hiện những thói quen vệ sinh tốt vẫn cần được duy trì kể cả khi đại dịch qua đi.
Tromg một diễn biến khác, ngày 13/4, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc, thông báo sẽ hoãn việc mở cửa trở lại các trường trung học cơ sở trong địa bàn khi dịch bệnh có những dấu hiệu diễn biến phức tạp trở lại và số ca nhiễm bệnh trở về từ nước ngoài tăng đột biến.
Ngày 12/4, tỉnh Hắc Long Giang ghi nhận 56 ca nhiễm mới, nhiều nhất trên cả nước, trong đó có 2 ca lây nhiễm tại địa phương và 49 ca lây nhiễm từ nước ngoài trở về.
Theo quyết định trên, ngày mở cửa các trường trung học cơ sở, vốn dự kiến diễn ra vào ngày 17/4, sẽ được quyết định dựa trên tình hình thực tế dịch bệnh. Các trường trung học phổ thông vẫn mở cửa để các lớp chuẩn bị thi tốt nghiệp có thể nối lại lịch học vào ngày 17/4.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cũng đã cử một đội chuyên gia y tế tới thành phố Tuy Phân Hà thuộc tỉnh này để hỗ trợ ứng phó dịch bệnh.
Đội ngũ này bao gồm các chuyên gia về kiểm soát lây nhiễm, chăm sóc đặc biệt và các bệnh về dường hô hấp. cũng như các chuyên gia y tế cộng đồng, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và xét nghiệm.
Quyết định trên được đưa ra khi NHC lo ngại năng lực ứng phó dịch bệnh tại các thành phố và thị xã ở tỉnh biên giới này không thể chống đỡ nếu dịch bệnh lây lan mạnh vi vậy cần hỗ trợ khẩn cấp.
NHC cũng sẽ điều phối thêm các trang thiết bị y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ y tế và thiết bị phòng thí nghiệm tới những địa phương này./.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm